22 thg 6, 2018

92% mọi người không đạt được mục tiêu đề ra: Làm cách nào để thành công như 8% còn lại?

Khoa học chứng minh 92% mọi người không đạt được mục tiêu đề ra. Vậy làm cách nào để thành công như 8% còn lại?
Thực tế, chỉ có 8% mọi người đạt được thành công như mục tiêu họ đề ra. Vì sao phần lớn chúng ta không thể làm được điều đó? Những điều dưới đây có thể sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

Giảm cân, tiết kiệm tiền, tập thể dục, thực hiện dự án mơ ước... Đó là những mục tiêu mà nhiều người đã viết ra rất nhiều lần nhưng vẫn chưa một lần đạt được. Thực tế chứng minh, ai trong chúng ta cũng có những mong muốn và mục tiêu trong cuộc đời nhưng tới 92% chấp nhận rằng “mơ ước mãi chỉ là ước mơ”.

Có rất nhiều yếu tố quyết định thành công của một người nhưng sẽ có những điều được coi là ‘mẫu số chung’ mà những người thành công đều có. Các nhà tâm lý học đã đúc kết ra những điểm chung nhất này để giúp bạn soi chiếu con đường mà bạn đang thực hiện. Đó có thể sẽ là chìa khóa để bạn có thể lọt vào 8% những người đạt được mục tiêu trong cuộc sống còn lại.

Bắt đầu với nguyên tắc SMART
SMART là viết tắt những từ đầu của một nhóm mục tiêu mà theo các nhà tâm lý học, sẽ giúp bạn tăng khả năng đạt được:

Cụ thể (Special)
Mục tiêu đặt ra phải cụ thể, dễ hiểu – nếu không bạn sẽ không biết phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Thay vì “bắt đầu chơi thể thao”, hãy cụ thể hóa nó thành “bắt đầu tập thể dục vào buổi sáng” hoặc “đăng ký lớp gym”.

Phải đo lường được (Mesurable)
Để đo lường được mức độ thành công, hãy định lượng mục tiêu của bạn. Ví dụ thay vì nói “giảm cân”, hãy đặt chỉ tiêu là “giảm 5 kg”.

Trong khả năng (Achievable)
Chẳng có gì sai nếu theo đuổi một giấc mơ lớn, nhưng thế nào thì cũng phải nằm trong khả năng đạt được. Thay vì “tăng lương gấp 5 lần” thì hãy bước từng bước như “được khen thưởng và tăng lương gấp đôi” trước nhé.

Liên quan đến tầm nhìn chung (Relevant)
Mục tiêu của bạn phải phù hợp với kế hoạch và kỳ vọng của bạn. Giả sử bạn muốn gặp một người phụ nữ hoặc một người đàn ông có cùng sở thích với bạn. Làm thế nào để có thể đạt được điều này? Bạn có thể bắt đầu tham gia các khóa học nấu ăn, các lớp khiêu vũ hay phòng tập thể dục… Ở đó bạn sẽ làm quen được với nhiều người mới có cùng niềm vui và sở thích. Nếu bạn thực hiện những hành động không liên quan, e là bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành mục tiêu của mình.

Giới hạn thời gian (Time-bound)
Nên có một giới hạn thời gian nhất định và rõ ràng nếu không bạn sẽ rất khó hoàn thành mục tiêu như mong muốn.

12 bước đạt được thành công của Brian Tracy
Chuyên gia tâm lý người Mỹ - Canada này cũng từng chỉ cho mọi người 12 bước để đạt được thành công. Bí quyết của anh ấy bao gồm:
  • Có một ước muốn cháy bỏng để theo đuổi mục tiêu: Nó sẽ trở thành động lực cho bạn vượt qua mọi khó khăn.
  • Thuyết phục bản thân rằng mục tiêu nằm trong tầm tay: Nếu không, bạn sẽ rất dễ từ bỏ khi đối diện với khó khăn.
  • Viết rõ mục tiêu ra: Nếu không muốn nó mãi mãi là giấc mơ.
  • Viết ra những lợi ích đạt được: Cũng để làm động lực vươn lên.
  • Ra hạn thời gian.
  • Lập danh sách các khó khăn có thể xảy ra.
  • Tìm hiểu kỹ càng xem liệu có cần thêm thông tin hỗ trợ hay không.
  • Tìm kiếm những người có thể giúp đỡ khi cần thiết.
  • Tạo một danh sách những việc cần làm: Càng chi tiết càng tốt.
  • Trực quan hóa kết quả: Một công cụ khác để thúc đẩy động lực.
  • Quyết tâm không từ bỏ, cho đến khi hoàn thành: Điều này là quan trọng nhất, dù trong bất kỳ tình huống nào.
Đặt mục tiêu như thế nào?
Nếu bạn đã xác định được tâm lý vững vàng như các hướng dẫn trên kia, bây giờ đã đến lúc hiện thực hóa mục tiêu của mình. Bắt đầu bằng việc cụ thể hóa mục tiêu, thiết lập những đích đến muốn hướng tới, bạn cần trả lời 5 câu hỏi:
  1. Tôi muốn làm gì?
  2. Làm thế nào để thực hiện được?
  3. Khi nào tôi có thể đạt được?
  4. Điều gì có thể giúp tôi đạt mục tiêu?
  5. Điều gì sẽ xảy ra khi tôi đạt được mục tiêu?
3 phẩm chất khác biệt giữa người thành công và người bình thường mà bạn nên biết
Thái độ đối với thất bại: Nhà tâm lý học Angela Duckworth tin rằng yếu tố nổi bật giúp người thành công đạt được mục tiêu của mình là khả năng vượt qua thất bại và tự phục hồi nhanh chóng. Tất cả chúng ta đều sẽ phải đối diện với thất bại nhưng chỉ những người kiên trì, không từ bỏ mới đạt được mục tiêu cuối cùng.

Chấp nhận rằng mình thiếu ý chí mạnh mẽ: Chúng ta thường nghĩ rằng những người thành công có ý chí rất mạnh mẽ, họ có thể kiên quyết từ chối mọi cám dỗ. Nhưng chúng ta đã nhầm. Họ cũng có những mặt thiếu hoàn hảo và họ chấp nhận điều đó. Thay vì để chuông điện thoại phân tâm, họ tắt âm thanh để tập trung vào việc cần làm trước, đó là cách họ giải quyết vấn đề.

Tư duy đặc biệt: Nhà tâm lý học Carol Dweck đã chỉ ra 2 loại suy nghĩ trong những năm 1960: linh hoạt và cố định. Những người thành công có kiểu tư duy đầu tiên, có nghĩa là họ thấy mình là những người sẵn sàng thay đổi và phát triển cá nhân.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

0 comments:

Đăng nhận xét