Mua hộp quà, và tặng cho khách hàng là một phần của kế hoạch Marketing bằng quà tặng. Trong điều kiện kinh tế-xã hội ngày càng phát triển. Tặng quà trở thành nghệ thuật và được xếp vào là hoạt động Marketing.
Bài liên quan --> Những câu nói hay và ý nghĩa của quà tặng bạn nên biết
Bài liên quan --> Ý NGHĨA QUÀ TẶNG XÉT THEO GÓC NHÌN CỦA DOANH NHÂN
Do vậy tặng quà khách hàng cần đáp ứng những tiêu chuẩn và quy định của một kế hoạch Marketing. Tại các nước ưa quà tặng như Trung Quốc, Nhật Bản thì hoạt động này trở nên chuyên nghiệp và có tên gọi chính thức: Gift marketing.
Nếu các ông chủ đang chuẩn bị mua hộp quà đắt đỏ tặng khách hàng, và bạn đặt rất nhiều nhiều tâm huyết, tham vọng vào món quà, bạn thậm chí còn kỳ vọng sau khi khách hàng nhận quà, người ta sẽ cho bạn một hợp đồng kinh tế trị giá lớn, và hơn nữa bạn còn mong muốn họ sẽ mãi là khách hàng trung thành.
Tuy nhiên hỏi ngược lại, những kỳ vọng đó có thể giải quyết được hay không chỉ với 1 món quà tặng ? Lúc này, hộp quà tặng giá trị bộ lộ những khuyết điểm của chính nó, và thể hiện rõ cho chúng ta biết: Tặng quà là một kế hoạch Marketing bài bản, chứ không thể là 1 món quà đơn thuần, tặng xong thì chờ nhận kết quả.
LỢI ÍCH MARKETING QUÀ TẶNG ( Gift marketing)
1. Nâng cao tỷ lệ thành công của giao dịch mua bán
Tặng quà cho khách hàng có thể cải thiện tỷ lệ thành công của giao dịch, nhưng nếu làm Marketing quà tặng thì tỷ lệ giao dịch thành công sẽ tăng gấp 3-5 lần so với trước đó. Đây chính là điều bạn mong muốn, tuy nhiên để đạt kết quả này bạn cần làm Marketing quà tặng chứ không đơn thuần tặng quà.
Tỷ lệ thành công của giao dịch tăng đến 3-5 lần, nguyên nhân là do tâm lý khách hàng thay đổi tích cực, bản thân họ cho rằng nhận 1 món quà tặng sẽ làm tổng giá trị ( bao gồm hàng hóa + quà tặng) trọn vẹn, nhiều hơn. Sau đó là hàng loạt sự so sánh, tìm hiểu, và cuối cùng quà tặng sẽ thúc đẩy người tiêu dùng ra quyết định mua hàng nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Ví dụ: Chúng ta bán hoa quả nhập khẩu, đây là những loại hoa quả cao cấp, khách hàng mua thông thường để biếu hoặc tặng cho ai khác, vì vậy họ rất cần thiết kế giỏ hoa quả đẹp, sang trọng. Nếu chúng ta cho khách hàng của mình giỏ quà đẹp. Rõ ràng giá trị của hoa quả + giỏ quà đã làm nhu cầu khách hàng được thỏa mãn.
2. Tăng sự hài lòng của khách hàng
Tặng quà sẽ để lại cho khách hàng cảm giác nhận được nhiều ưu đãi thật sự ( do quà tặng thông thường là vật chất có thể cầm nắm, sờ). Hơn nữa quà tặng có thể giảm bớt chi phí cho hoạt động xúc tiến ( quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm,…), bởi quà tặng đã tự làm cho khách hàng chia sẻ lẫn nhau. Nếu tính toán tốt giá trị quà tặng của chúng ta với giá trị sản phẩm chính của đối thủ, chúng ta sẽ làm cho khách hàng hài lòng, và họ có thể sẵn sàng từ bỏ đối thủ đến với chúng ta.
Tuy nhiên việc tính toán giá trị quà tặng cần phù hợp với Kế hoạch Marketing quà tặng, bảo đảm lợi nhuận và không làm cho khách hàng mặc định thương hiệu chúng ta gắn với quà tặng.
3. Nâng cao tỷ lệ quay lại mua hàng trong lần sau của người tiêu dùng
Các cửa hàng bán lẻ luôn mong muốn khách hàng sẽ quay trở lại mua hàng trong lần sau, nếu chúng ta nói cho khách hàng biết rằng, chúng ta có thứ gì đó cho họ ngoài giá trị hàng hóa, họ chắc chắn sẽ quay lại với cửa hàng của bạn, thậm chí họ sẽ trở thành khách hàng trung thành của bạn, vì mỗi lần mua hàng bạn đều cho họ 1 thứ gì đó khiến họ coi đấy là sự miễn phí.
Tặng quà cho khách hàng là nhiệm vụ quan trọng của công ty, nhưng không thể nói mọi lần tặng quà đều sẽ mang lại hiệu quả. Do vậy, để đạt hiệu quả trong kinh doanh, chúng ta cần tư duy hoàn hảo hơn về quà tặng, điều này gọi là : Marketing quà tặng( Gift marketing).
MARKETING BẰNG QUÀ TẶNG
Một kế hoạch Marketing sử dụng quà tặng cần tuân theo những nguyên tắc quan trọng sau đây:
1. Món quà tặng cần bổ sung cho sản phẩm gốc, hoặc có liên quan đến sản phẩm gốc
Thiết kế món quà có thể là sản phẩm, cũng có thể là quà tặng khác, tuy nhiên cần có sự liên quan hoặc bổ sung cho sản phẩm gốc ( mặt hàng chính). Quà tặng bổ sung hoặc có sự liên quan nhằm kết nối 2 món hàng ( quà + sản phẩm chính) chặt chẽ, làm trỗi dậy mong muốn và sự kỳ vọng ẩn sâu bên trong khách hàng.
Quà tặng bổ sung hoặc có sự liên quan như: Mua kem đánh răng tặng kèm bàn chải, mua kem dưỡng da tặng kèm mặt nạ, mua sách tặng kèm giấy ghi nhớ màu, mua điện thoại tặng kèm tai nghe cỡ lớn, mua chuột máy tính tặng kèm Pin…
2. Thiết kế quà tặng cần tương thích giá bán sản phẩm chính
Quà tặng là thứ cho đi và chúng ta không thu tiền từ nó, vì vậy giá trị của quà tặng cần tương thích với giá bán sản phẩm chính. Nếu giá trị quà tặng quá lớn sẽ khiến chi phí tăng cao, lợi nhuận bị âm, chiến dịch Marketing quà tặng bị thất bại.
Mặc dù giá giá trị quà tặng không được phép quá cao, nhưng phải thực sự hữu ích đối với khách hàng. Người tiêu dùng không phải người ngốc nghếch, họ không dễ dàng bị lừa và họ có “giác quan thứ 6” để cảm nhận về giá trị của 1 món quà tặng. Người mua có thể ngay lập tức biết món quà có hữu dụng với họ hay không, khách hàng chỉ thực sự quan tâm đối với những món quà mà họ có thể sử dụng, và cũng chỉ khi món quà hữu dụng thì hoạt động Marketing quà tặng mới hiệu quả, nếu không thì hàng hoạt món quà đã tặng không hề phát huy tác dụng.
3. Quà tặng cần tôn cao giá trị của sản phẩm chính
Mục đích của hoạt động Marketing nhằm giúp khách hiểu về sản phẩm của chúng ta. Quà tặng sẽ là công cụ hữu hiệu để nâng cao giao trị sản phẩm chính, đồng thời món quà cũng thể hiện rõ ràng điểm nổi bật, sự khác biệt của sản phẩm chính.
4. Quà tặng cần có giá trị
Quà tặng cũng tương tự sản phẩm chính, bản thân nó là 1 sản phẩm. Và vì thế quà tặng cũng mang đến những giá trị nhất định cho khách hàng, nó bắt buộc phải giải quyết được 1 vấn đề trong cuộc sống khách hàng.
Giá trị của quà tặng thể hiện ở một số khía cạnh như sau:
– Món quà phải làm cho khách hàng nhìn thấy, cảm nhận được từ trái tim, tâm trí. Về mặt tâm lý, nếu khách hàng so sánh giá trị quà tặng với thứ gì đó, họ phải hình dung và thấu hiểu một cách chân thực. Quà tặng không thể làm cho khách hàng có cảm xúc hư vô, không rõ ràng, hoặc không thể đánh giá.
– Bản thân quà tặng là sản phẩm, do vậy món quà bắt buộc thể hiện công năng( chức năng), chất liệu, công nghệ sản xuất, đặc trưng quà tặng. Những đặc điểm này sẽ được thể hiện trong quá trình truyền thông, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, hoặc thông qua nhân viên bán hàng truyền đạt tới khách hàng…
– Giá trị quà tặng còn được thể hiện bằng cách làm cho khách hàng cảm thấy, họ tiêu tiền để mua sản phẩm chính rất đáng, và không hề lãng phí. Mặc dù chi phí cho quà tặng không quá đắt, nhưng chỉ cần quà tặng là thật và hữu dụng, giải quyết được 1 vấn đề cho khách hàng , chắc chắn người tiêu dùng sẽ cảm nhận được giá trị quà tặng.
5. Quà tặng khách hàng cần thể hiện cảm giác theo đuổi, và sự thiếu
Sự thiếu có thể hiểu là số lượng quà tặng rất hãn hữu, vì vậy khách hàng phải nhanh tay hành động thì mới có được món quà miễn phí. Ngoài khía cạnh số lượng quà tặng, có rất nhiều cách khác nhau để thể hiện sự thiếu, như: Thời gian, điều kiện, khoảng cách địa lý, vùng miền,…
Mục đích của sự thiếu nhằm để khách hàng hành động và theo đuổi, nếu không món quà sẽ thuộc về người khác. Điều này có lợi cho hoạt động bán hàng của chúng ta. Ngoài ra sự thiếu và cảm giác theo đuổi có thể giúp sản phẩm được phổ biến nhanh chóng nhờ các điều kiện mà chúng ta đặt ra.
Như hiện nay có nhiều Fanpage bán hàng trên Facebook đưa ra điều kiện: Để nhận quà tặng cần phải Share bài bán hàng trên dòng thời gian ( tường), đấy là lý do vì sao sản phẩm nhanh chóng được phủ sóng trên thị trường, và đây cũng là một đặc điểm của tâm lý số đông.
6. Phát huy được tâm lý số đông
Triết Học chỉ ra bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Vì vậy tâm lý số đông hoàn toàn phù hợp với loại bản chất này. Hoạt động Marketing quà tặng không làm cho khách hàng phải nhận quà 1 mình, hoặc khiến họ nghĩ rằng “ Tại sao công ty đấy tặng quà, chắc chắn có ý đồ gì đấy”. Thay vào đó chúng ta cần làm cho khách hàng nghĩ rằng “ Đã có rất nhiều người muốn nhận quà, và họ phải nỗ lực dùng công sức mới có thể nhận quà”.
Tâm lý đám công có công hiệu lớn lao trong việc thúc đẩy người khác hành đông. Tháng 10 , năm 2017, diễn viên-người mẫu Chi Pu ra một MV có tên : Từ Hôm Nay, và nhận rất nhiều lượt Dislike từ cộng đồng mạng, cũng có rất nhiều người chỉ trích MV này, thậm chí có cả những ca sĩ chuyên nghiệp cũng nói ám chỉ đối với MV của Chi Pu. Trong sự vụ này thì tâm lý đám đông thể hiện rất rõ ràng.
Một trường hợp khác cũng liên quan đến tâm lý đám đông, đó là bài toán bán bò mà Lương đã viết trong 1 chủ đề ứng dụng vào kinh doanh đó là: >> Bài toán bán bò, áp dụng vào chiến dịch quảng bá sản phẩm.
Nếu món quà tác động đến tâm lý đám đông và có thể làm cho đám đồng trỗi dậy theo hướng tích cực, chắc chắn món quà sẽ làm khách hàng hành động ngay lập tức, thậm chí họ không còn nghi ngờ hoặc lo lắng một vấn đề nào. Nếu có nghi ngờ thì đám động sẽ dập tắt ngay tức thì sự nghi ngờ này, đây là điểm cộng quan trọng khi làm Marketing quà tặng dựa trên nguyên tắc tâm lý đám đông.
MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ TRONG VIỆC ÁP DỤNG MARKETING QUÀ TẶNG
Đề nghị 1: Tìm đúng khách hàng để tặng quà
Tham gia hoạt động cộng đồng, đến các trường mầm non tặng quà, tặng quà cho bà con vùng cao, tặng học phí cho trẻ em, hoặc những đối tượng khách hàng khác, nhưng bắt buộc phải phù hợp sản phẩm và quà tặng của chúng ta.
Nếu quà tặng không được gửi đến đúng đối tượng khách hàng, thì hoạt động Marketing quà tặng sẽ bị dập tắt, không thể phát triển. Và vì vậy chọn lựa đúng nhóm đối tượng khách hàng được nhận quà đặc biệt quan trọng, quyết định sự sống còn của chiến dịch Marketing.
Đề nghị 2: Chuẩn bị nhiều kênh khác nhau để truyền đạt quà tặng tới khách hàng
Một trong những nguyên tắc của Marketing quà tặng cần thể hiện là tâm lý đám đông. Do vậy để hướng tới cộng đồng lớn hơn, và chiến dịch Marketing hiệu quả cần phải áp dụng nhiều cách thức để phân phát quà tặng tới khách.
Các cách thức khác nhau ví dụ như: Thông qua triển lãm, hội thảo, quảng cáo trực tuyến, quảng cáo Video, Game mini…
Đề nghị 3: Áp dụng các “phép thuật” Logic giữa quà tặng và giá bán sản phẩm chính
Chúng ta sử dụng những phép toán Logic giữa quà tặng, giá bán, sản phẩm chính làm cho khách hàng cảm thấy họ được nhận nhiều lợi ích.
Nguồn Internet
0 comments:
Đăng nhận xét