3 thg 6, 2018

Phải đọc ngay 9 lí do này nếu thắc mắc tại sao người khác lên như diều gặp gió còn mình thì chật vật, giậm chân tại chỗ, nay mai lại nhảy việc

Bạn có một công việc nhiều cơ hội để phát huy, bạn có năng lực, đã lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo. Nhưng đôi lúc không phải như vậy thì đã đủ, bạn vẫn có thể gặp thất bại trong công việc nếu không tránh 9 điều này.
1. Có công việc, không nỗ lực 
Chúng ta cần học cách trân trọng và biết ơn với công việc của mình. Nếu như đã có một công việc nhưng lại không biết trân trọng, thì bát vàng cũng trở thành bát đất.

2. Có năng lực, không thể hiện 
Mỗi người đều có điểm mạnh riêng, hiểu rõ điểm mạnh của mình đồng thời áp dụng vào thực tế để giá trị của bản thân được người khác công nhận mới có thể có được nhiều không gian để phát triển hơn.

Vì vậy, nếu bạn cho rằng mình là tuấn mã, xin hãy sớm khởi hành con đường nghìn dặm của bản thân, khi khả năng của bạn được thể hiện, những người giỏi phát hiện, tiến cử, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài sẽ tìm đến bạn.

Nhất định ghi nhớ rằng tài năng cũng chỉ là gánh nặng nếu chúng ta không biết phát huy nó để tạo thành lợi thế.

3. Có kế hoạch, không hành động 
Kế hoạch chỉ là tiền đề của việc thực thi, còn hành động mới là chân lí của thực thi.

Nếu như kế hoạch không thể thực hiện và đúc kết thông qua hành động, bất kì kế hoạch hoàn hảo nào cũng chỉ là một câu chuyện cổ tích không bao giờ có thể thành hiện thực.

Vì vậy, chìa khóa để thành công không phải là xây dựng phương án hoàn hảo đến thế nào, mà là ngay lập tức hành động.

4. Có cơ hội, không nắm bắt
“Đưa cho một người con cá không bằng dạy cho người đó cách bắt cá.”

“Đường đi ngàn dặm được bắt đầu từ bước đầu tiên, người biết làm thế nào để nắm bắt cơ hội mới có thể thuận lợi đi đến cuối cùng.”

Làm việc không chỉ là nhận lương, những cơ hội xuất hiện tại nơi làm cũng là một dịp tốt để bồi dưỡng và rèn luyện năng lực bản thân, muốn tranh thủ và nắm bắt cơ hội chỉ cần suy nghĩ nhiều hơn người khác một chút, làm nhiều hơn người khác một chút.

5. Có bố trí, không giám sát
Công việc không chỉ có sắp xếp bố trí và chuẩn bị, còn phải có giám sát, bởi hai công việc đó không thể thay thế việc giám sát.

Chỉ có đúc kết thông qua quá trình giám sát, mới có thể phát hiện ra vấn đề và tìm cách xử lí rồi tổng kết lại kinh nghiệm, giúp công việc phát triển tốt hơn.

6. Có tiến bộ, không duy trì 
Mọi người đều tích cực tìm kiếm sự tiến bộ, làm việc đội nhóm mới có thể tiến bộ, duy trì tiến bộ giúp cho đội nhóm không ngừng đi lên.

Nếu như tiến bộ không được duy trì, hoặc có một ít tiến bộ đã hài lòng giậm chân, số phận cuối cùng chỉ có thể là bị bỏ lại sau cùng và đào thải.

7. Có phát hiện, không xử lí 
Bất kỳ kế hoạch nào trong quá trình thực hiện đều có khả năng vì một chút sơ suất mà khiến cho toàn bộ kế hoạch thất bại.

Vì vậy, ngoại trừ một kế hoạch hoàn hảo, nắm bắt các chi tiết, thực hiện kịp thời, còn cần phải tiến hành xử lí, bổ sung mỗi một vấn đề nhỏ trong quá trình thực hiện, phòng ngừa trường hợp “con đê nghìn dặm sạt vì ổ mối”.


8. Có chuẩn bị chu đáo, không hoàn thành 

Nhiệm vụ đã được chuẩn bị chu đáo và đưa vào hành động, nhưng bởi vì lý do riêng lại không hoàn thành được.

Đôi lúc giữa 99% và 1% không quá khác biệt như chúng ta vẫn thường nghĩ, trong trường hợp này chỉ làm đến 99% cũng bằng với không.

9. Có năng lực, thiếu thái độ 
Năng lực của bản thân giỏi, nhưng lại không nghiêm túc trong công việc thì cũng không làm nên được gì.

Các nhà lãnh đạo sẽ cân nhắc mức độ phù hợp giữa năng lực và thái độ. Họ sử dụng có chọn lọc những người có năng lực nhưng thiếu thái độ, và sẽ bồi dưỡng những người thiếu năng lực nhưng thái độ tốt. Vì vậy, có cả hai thứ mới là tốt nhất.

Nguồn CafeBiz

0 comments:

Đăng nhận xét