Nói tới những giai thoại gây dựng sự nghiệp, không thể không nhắc tới Lưu Bị - một nhân vật sở hữu câu chuyện khởi nghiệp hết sức ấn tượng và đáng để học hỏi.
Điều này cho thấy Huyền Đức sở hữu xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với các quân chủ cùng thời.
Người cha qua đời sớm của ông chẳng những không để lại thi thư bí tịch, ngay tới vài mối quan hệ để trông cậy cũng chẳng có. Gia đình họ Lưu lại neo người, không đông anh em, họ hàng như gia tộc của Tào Tháo, Viên Thiệu.
Trước khi gây dựng sự nghiệp, công việc mưu sinh của Lưu Bị là làm giày cỏ, chiếu cỏ. Lúc ấy, có lẽ Huyền Đức chỉ có thể ngồi dưới gốc cây nơi cố hương để đưa mắt ngưỡng vọng về một nơi xa xăm.
Đối với ông khi đó, việc xây dựng sự nghiệp chẳng khác nào bản vẽ của một chiếc bánh. Thế nhưng không lâu sau, Lưu Bị đã biến bản vẽ ấy thành một chiếc bánh thơm ngon, béo bở.
Những kinh nghiệm gây dựng sự nghiệp của vị quân chủ thời Tam Quốc này chắc chắn sẽ trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho không ít nhân tài đương thời.
Kinh nghiệm Starup thứ nhất của Lưu Bị: Không thể "há miệng chờ sung"
Dù xuất thân có phần thua thiệt, nhưng Lưu Huyền Đức vốn là người có tài, lại hết sức quyết đoán. Chỉ riêng việc ông từng là đệ tử của danh sư Lư Thực thời Đông Hán đã cho thấy "bằng cấp" của Lưu Bị vốn không tệ.
Huyền Đức không thiếu năng lực, chỉ là chưa có đủ năng lực tài chính và cơ hội để thể hiện. Kiểu người thế này ở hiện đại vốn có thể tìm được công việc rất dễ dàng, thậm chí nếu được coi trọng thì được thăng chức, hưởng lương cao hoàn toàn không thành vấn đề.
Điều này thể hiện rõ trong việc Lưu Bị năm xưa từng nhận được sự coi trọng đặc biệt từ ông chủ Tào. Năm xưa, Tào Tháo nhìn trúng Huyền Đức, ban cho chức Tả tướng, còn đối đãi như huynh đệ.
Theo "Tam Quốc chí" ghi lại, Tào Tháo trong những dịp quan trọng đều mang Lưu Bị đi theo, ngồi cùng một chiếc xe, làm việc chung một chỗ. Hành động này của ông chủ Tào ám chỉ rằng, Lưu Bị cứ tận tâm làm việc dưới trướng ông ta thì tất sẽ được đãi ngộ tốt.
Nhưng điều đáng quý của Huyền Đức nằm ở chỗ, ông không nghỉ ngơi dưới bóng mát tập đoàn lớn, cũng không dễ dàng bỏ đi ý định lập nghiệp dù được hưởng đãi ngộ tốt.
Cho dù có phải chịu cảnh sống nay đây mai đó, ăn nhờ ở đậu, Lưu Bị cũng quyết không từ bỏ ý định gây dựng sự nghiệp của riêng mình. Chỉ cần có cơ hội, ông sẽ lập tức tìm cách biến ý tưởng đó thành hiện thực.
Vì vậy, khi được ông chủ Tào phái đi "công tác" tại Hạ Bì, Lưu Bị nhân cơ hội này đem theo nhân tài để thành lập một "công ty" mới cho riêng mình. Điều ấy khiến Tào Tháo vô cùng tức giận.
Nhưng cũng không thể trách Huyền Đức vong ân, bởi đây là cơ hội hiếm có để thực hiện kế hoạch gây dựng sự nghiệp của ông. Huống hồ ở thời đại quần hùng cát cứ lúc bấy giờ, không nhanh tay chớp lấy cơ hội ắt sẽ bị kẻ khác lập tức hớt tay trên.
Dù vậy, Lưu Bị gây dựng thế lực riêng chưa được mấy buổi, Tào Tháo đã đem người đến phá. Thế cục ấy khiến Hyền Đức chỉ có thể nương nhờ Viên Thiệu. Mà ông chủ Viên này cũng hết sức coi trọng nhân tài, thậm chí còn đích thân rời "tập đoàn" của mình đến đón.
Nhưng Lưu Bị cũng không muốn an thân ở đế chế của họ Viên. Không lâu sau, ông lại mang người đi Nhữ Nam lập nghiệp.
Nếu ở thời hiện đại, Huyền Đức chính là một kiểu nhân tài liên tục nhảy việc từ công ty này sang công ty khác. Vì sao lại như vậy?
Đó là bởi vì Lưu Bị muốn lập nghiệp, muốn có công ty của riêng mình. Muốn khởi nghiệp thành công, nguyên tắc đầu tiên chính là không "há miệng chờ sung", càng không được ngủ quên trong sự an ổn của làm công ăn lương mà từ bỏ ý nghĩ tự mình gây dựng cơ đồ.
Kinh nghiệm Starup thứ hai của Lưu bị: Thế chấp lợi ích chung, Đông Ngô đầu tư, kiếm lời Tây Thục.
Huyền Đức sau khi khởi nghiệp thất bại ở phương Bắc dường như đã rơi vào cảnh cùng đường. Nhưng ông trời vốn không phụ người có lòng, lại có tư chất như Lưu Bị.
Vì thế, ông được ban cho một cơ hội Starup cuối cùng. Đó chính là trận Xích Bích. Vậy mới nói, cơ hội tốt nhất đôi khi sẽ đến vào lúc bạn đang tuyệt vọng nhất.
Nhưng một công ty đang trên đà phá sản của Lưu Bị lấy gì để liên minh cùng tập đoàn mạnh như Đông Ngô?
Lúc này, ông đã khôn ngoan cử Gia Cát Lượng đi sứ Đông Ngô, ném ra chiêu bài: "Ông chủ Lưu nhà chúng tôi là hậu duệ đế vương", mượn danh nghĩa này để kháng Tào sẽ càng thêm chính đáng.
Số vốn chủ yếu của Lưu Bị thuộc về đội ngũ đang làm việc tại "trụ sở" Kinh Châu, còn "lãi" thêm cả vạn người của người chủ cũ là Lưu Kỳ.
Tuy rằng số vốn ấy không phải át chủ bài, nhưng cũng đủ để thế chấp, gom góp mỗi nơi một ít, cuối cùng cũng xứng tầm đem ra đàm phán.
Bên cạnh đó, Gia Cát Lượng còn giúp Lưu Bị có thêm một số vốn vô hình khác. Đó chính là vốn "tầm nhìn".
Khổng Minh vẽ ra viễn cảnh một tương lai tươi sáng khi liên minh Tôn – Lưu được thiết lập, lại chỉ ra thế chân vạc ở thời điểm hiện tại, từ đó đưa ra lời cam kết:
"Chúng ta trước tiên hợp tác để ‘hất cẳng’ lão Tào, sau đó anh kinh doanh công ty Đông Ngô của anh, chúng tôi quản lý công ty của mình".
Và số vốn vô hình tưởng chừng như chỉ là thứ không đâu ấy, thông qua lời nói của Gia Cát Lượng lại biến thành át chủ bài để đàm phán, gắn kết liên minh. Cuối cùng, chỉ với một chút lợi ích ít ỏi, phe của Lưu Bị đã thuyết phục được Đông Ngô đầu tư.
Sau này, quả nhiên Lưu Bị giúp ông chủ Tôn lãi to, mà bản thân Huyền Đức còn có thêm được mấy tòa thành ở Kinh Châu. Tuy Kinh Châu mang tiếng là "của cho mượn", nhưng ông chủ Tôn bấy giờ vẫn chưa tiện đòi lại ngay từ tay Huyền Đức.
Trên cơ sở mượn vốn ở Kinh Châu, Lưu Bị liên tiếp kiếm lời thêm Tây Thục, sau đó còn lãi được cả Hán Trung.
Bắt đầu từ chiêu bài "hậu duệ đế vương", lại tận dụng số vốn "từ hư đến thực", ông chủ Lưu của chúng ta đã kiên trì lập nghiệp, dám đầu tư phát triển, cuối cùng khiến công ty Starup của mình trở thành một trong ba tập đoàn lớn nhất thời bấy giờ.
Kinh nghiệm Starup thứ ba của Lưu Bị: Người bản xứ không nhất thiết phải phát triển ở bản xứ
Nhìn lại tình hình của các thế lực lớn cuối thời Đông Hán, có thể dễ dàng nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các thế lực này với địa bàn, khu vực.
Huynh đệ họ Tôn, Tào Tháo, Công Tôn Toản đều là người phương Bắc, xây dựng thế lực lớn mạnh ở khu vực này. Mã Siêu, Tôn Kiên cũng vậy.
Nhưng Lưu Bị đích thị là một ngoại lệ thời bấy giờ. Xuất thân người Hà Bắc, tiếc rằng ông ở phương Bắc ngay cả một chỗ đặt chân cũng chẳng có.
Có đôi khi, yếu tố "địa lợi" không nằm ở nơi bạn sinh ra, mà lại thuộc về một chỗ cách xa bạn cả nghìn dặm.
Lưu Huyền Đức ở phương Bắc không có đất dung thân, xuôi Nam kết liên minh cùng Đông Ngô lại làm nên cơ đồ.
Con đường khởi nghiệp này của Lưu Bị cho ta thấy, quê hương đôi khi không phải là nơi thích hợp để cho ta lập nghiệp.
Mạnh dạn đi tới những vùng đất mới, cuộc đời sẽ đem tới cho bạn thêm nhiều cơ hội mới. Chính suy nghĩ này đã giúp Lưu Bị gây dựng sự nghiệp thành công.
Cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Bị đã cách chúng ta hàng thế kỷ, nhưng chân lý khởi nghiệp qua câu chuyện của ông vẫn có thể trở thành nguồn cảm hứng cho những nhà Starup đang tìm kiếm con đường cho riêng mình.
Theo Trí thức trẻ
Bài liên quan --> 7 cách nhìn người của Gia Cát Lượng: Áp dụng sẽ biết ngay ai là người tài, người tốt.
Bài liên quan --> 11 câu nói nổi tiếng của Tào Tháo đến nay vẫn còn nguyên giá trị
0 comments:
Đăng nhận xét