30 thg 7, 2018

Đến bao giờ bạn mới ngừng ngả tay xin tiền ba mẹ khi túng thiếu, họ đâu phải cây ATM của bạn!

Sau khi những đứa trẻ trưởng thành, cha mẹ không có nghĩa vụ chu cấp tiền. Nhưng trên thực tế, nhiều người thậm chí đã kết hôn nhưng vẫn quay lại xin tiền ba mẹ trang trải chi tiêu hàng ngày.

Trong một lần đi cà phê với bạn, anh ta kể cho tôi nghe về chuyến du lịch nước ngoài của anh với em trai. Tôi hỏi anh ta rằng chuyến đi thế nào, anh ta bảo, vì hai anh em tính tình ngược nhau nên chuyến đi cũng không mấy vui vẻ.

Trước, khi cậu em trai này mới vào đại học, gia đình vất vả, phải mượn khắp nơi mới đủ tiền đóng học phí cho cậu. Ấy vậy mà cậu lại có tính tiêu xài phung phí. Số tiền ba mẹ làm lụng cực khổ để cậu đóng tiền học và tiền ăn, cậu đi mua những bộ quần áo đắt tiền.

Một người bạn khác của tôi cũng vậy. Cô này xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng tôi cứ nghĩ rằng cô ta là con của một gia đình giàu có. Vào mỗi bữa trưa, cô đều ra nhà hàng cạnh công ty dùng cơm vì cô cho rằng cơm ở công ty khó ăn. Đến chiều, cô tiêu vài chục nghìn cho một ly nước. Đối với cô như vậy mới là sống.

Tôi rất ngại đi chơi cùnng cô ấy vì lúc nào cô cũng dẫn tôi vào những nhà hàng sang trọng và đắt tiền. Có lần đi du lịch cùng cô ấy, tôi vô cùng sốc khi thấy cô chi những khoảng tiền lớn để mua quà lưu niệm đắt đỏ. Khi mua nhầm thức ăn không hợp khẩu vị, cô cau mày khó chịu và quăng ngay vào sọt rác.

Tôi không dám thuyết phục cô đừng tiêu tiền quá tay. Mỗi lần tôi định thuyết phục cô, như đi guốc trong bụng tôi, cô nhíu mày và mạnh miệng phản bác tôi. Cô cho rằng khi đi chơi, cái ta cần là vui vẻ, còn tiền thì không nên bận tâm quá nhiều.

Có vẻ như tôi càng muốn khuyên cô ấy thì tôi càng bị coi là keo kiệt. Tôi vốn dĩ tưởng rằng cô là tiểu thư của một gia đình giàu có. Cho đến khi về nhà cô thì tôi mới vỡ lẽ. Cô sống trong một căn nhà nhỏ chật hẹp và cũ kĩ đến nỗi mỗi khi mưa thì bị dột nát và các đồ dùng bằng gỗ bị hư. Chiếc cầu thang nối giữa tầng trệt và lầu trên rất dốc.

Vào nhà, tôi gặp mẹ cô mặc chiếc áo khoác đồng phục của một học sinh cấp ba, bà chuẩn bị nấu ăn thì chúng tôi về. Tôi cũng vào giúp mẹ cô một tay. Khi tôi chuẩn bị rửa rau thì bà dặn tôi múc nước từ các xô chứ đừng mở thêm nước, như vậy rất lãng phí.

Cả đời bà sống rất tiết kiệm. Bà kể hồi bé bà cũng khổ, ngày ngày phụ mẹ gánh rau đi bán nên bà rất hiểu cảnh nghèo. Hàng ngày, mẹ của bạn tôi chắt chiu từng đồng từng cắc từ việc bán rau để cho con, vậy mà bạn tôi lại tiêu xài hoang phí. Ba mẹ cô kể rằng họ không mong đợi cô kiếm tiền nuôi họ. Với mức lương hiện tại của cô, họ chỉ cần cô đủ ăn đủ mặc là được rồi.

Sau đó không lâu, đám bạn thân cấp ba của tôi hẹn nhau xin nghỉ một ngày làm việc để đi du lịch. Đó cũng là dịp để bạn tôi khoe chiếc xe hơi đắt tiền mà ba mẹ cô mới mua sau khi nghe cô than rằng xe máy của mình cũ kĩ và hay tắt máy. Nghe cô kể, tôi chỉ biết cười chứ không biết phải nói gì.

Nói đi cũng phải nói lại, cũng có những sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền trang trải học phí suốt bốn năm đại học; cũng có những bạn trẻ được ba mẹ tạm ứng cho khoản học phí. Sau đó, họ ra trường rồi đi làm. Hàng tháng, họ rút tiền lương hàng tháng của mình để gửi biếu ba mẹ. Những khoản tiền như đi chơi với bạn bè, du lịch... nhất định tự bỏ tiền túi ra tiêu.

Sau khi những đứa trẻ trưởng thành, cha mẹ không có nghĩa vụ chu cấp tiền. Nhưng trên thực tế, nhiều người thậm chí đã kết hôn nhưng vẫn quay lại xin tiền ba mẹ trang trải chi tiêu hàng ngày.

Nếu bạn sinh ra trong một gia đình bình thường thì bạn sẽ hiểu được mỗi một đồng tiền kiếm được đều đổ mồ hôi nước mắt mới có được và đó là điều không dễ dàng.

Khi cha mẹ lao động cực khổ dưới cái nắng chói chang, họ làm việc đến mức đau nhức cả người nhưng họ vẫn chịu đựng trong căn buồng chật hẹp để có được đồng tiền, bạn lại tiêu hết số tiền họ vất vả cả ngày vào một bữa ăn sang trọng, đắt tiền. Lúc đó bạn không cảm thấy áy náy sao?

Khi ba mẹ bạn bị phê bình thậm chí là bị la mắng thì bạn lại thoải mái vui chơi, mặc sức tiêu xài phung phí. Liệu bạn có chịu nổi khi biết ba mẹ bạn bị la mắng không?

Khi bạn khoác trên mình những bộ quần áo đắt tiền, một đôi giày hàng hiệu, ba mẹ bạn có thể đang mang đôi giày dép cũ kĩ mà hàng xóm không còn dùng đến. Họ sẽ không biết đến những đôi giày đắt tiền mà bạn đang mang. Chỉ vậy mà bạn lại cho rằng ba mẹ không bắt kịp thời đại và lạc hậu. Bạn tưởng mình học cao, hiểu rộng và tầm nhìn cao hơn ba mẹ. Nhưng thực ra ba mẹ nhìn xa trông rộng hơn bạn nhiều, chứ nếu không thì làm sao bạn có thể đạt đến mức đó.

Bạn đang tràn trề sức sống, năng động và tương lai rộng mở nhưng bạn lại không nhận ra ba mẹ đang ở phía sau và âm thầm ủng hộ bạn, mong bạn có một cuộc sống tốt đẹp.  Bạn chưa làm được gì cho bố mẹ thì ít nhất bạn đừng nghĩ đến họ khi bạn hết tiền hay xin tiền ba mẹ mua cái này cái kia vì họ không phải cây ATM của bạn, họ cũng có cảm xúc và trái tim của họ.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Theo Trí thức trẻ

0 comments:

Đăng nhận xét