Con người thường rất dễ bị thu hút bởi truyện kể, thế nên những câu chuyện được kể ra nếu càng hay, sự kết nối sẽ càng sâu sắc.
Với vai trò là giám đốc nội dung của bộ phận truyền thông tại TED (một tổ chức truyền thông đại chúng, chuyên đăng tải những phần nói chuyện nhằm lan truyền các ý tưởng), Kelly Stoetzel đã làm việc với nhiều diễn giả để trau dồi và điều chỉnh các ý tưởng cũng như nội dung được sử dụng trong các buổi giao lưu. Cô cho rằng cốt lõi của những bài thuyết trình tuyệt vời, bao gồm TED Talks - một thể loại độc đáo của các buổi thuyết trình, là kể chuyện.
Những câu chuyện giúp gắn kết con người, lôi kéo chúng ta ra khỏi thế giới của bản thân và đưa ta vào thế giới của người khác.
Tại sao kể chuyện lại được xem là phương pháp thuyết phục hiệu quả? Làm thế nào để có một buổi thuyết trình tác động tối đa tới người nghe? Sau đây là giải thích và các mẹo của Kelly Stoetzel:
Câu chuyện sẽ tạo sự tập trung
Các buổi nói chuyện của TED được thiết kế dài tới 18 phút và được diễn ra trực tiếp trên sân khấu. Không phải tất cả các bài thuyết trình đều xoay quanh chỉ một ý tưởng, nhưng khái niệm tập trung ở đây là như nhau.
Bởi vì những câu chuyện kích thích trí tưởng tượng của chúng ta và châm ngòi cho sự sáng tạo, thế nên ta không thể lắng nghe chúng một cách hời hợt được. Những câu chuyện có khả năng đánh thức tâm trí và truyền cảm hứng cho những hành động.
Bởi hơn hết, câu chuyện gắn bó với con người. “Chúng ta có xu hướng yêu thích những câu chuyện - Stoetzel nói - và chúng ta luôn khao khát chúng".
Những câu chuyện bạn đam mê là những điều duy nhất còn tồn đọng
Kể chuyện là một công cụ hiệu quả để truyền đạt ý tưởng. Nó giúp người thuyết trình nắm bắt, giữ sự chú ý của khán giả và đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp người nghe thật sự thấu hiểu một khái niệm hoặc ý tưởng. Khi tham gia vào câu chuyện, khán giả có nhiều khả năng nhớ những ý nghĩa đằng sau nó hơn. Hoặc, trong trường hợp có quá nhiều nội dung được truyền tải, họ sẽ nhớ và hành động theo điểm chính của buổi thuyết trình, chẳng hạn như trở thành khách hàng hoặc đầu tư vào một sản phẩm.
Tuy nhiên, để thực sự hấp dẫn khán giả, câu chuyện trước tiên phải có ý nghĩa gì đó với người nói. Họ phải có một niềm đam mê khi chia sẻ nó.
Sử dụng các câu chuyện để kết nối thay vì áp đặt
Khi đưa ra bất kỳ bài thuyết trình nào, điều đầu tiên bạn cần nhận biết chính là đối tượng tương tác của mình trong phòng nghe. Bài thuyết trình sẽ có hiệu quả hơn nếu chúng có thể cung cấp giá trị tri thức thực sự cho khán giả, thay vì cố gắng áp đặt những suy nghĩ của người nói vào họ.
“Quan trọng không phải là bạn muốn nói gì với khán giả - Stoetzel nói - mà là bạn muốn để lại điều gì sau cùng cho họ".
Lấy TED Talks làm ví dụ, Stoetzel đã liên kết cách mà các nhà diễn thuyết hình thành một thông điệp cụ thể trong tâm trí và đối tượng khán giả với nhau. Cô nhận thấy khi người nói biết họ muốn truyền đạt điều gì và đang nói chuyện với ai, họ hoàn toàn có thể điều chỉnh các câu chuyện và nội dung trong mỗi cuộc trò chuyện của mình cho phù hợp với các dạng khán giả riêng biệt.
Người nói có kỹ năng sẽ cẩn thận chọn những câu chuyện có liên quan đến người nghe của mình. Ví dụ, họ sẽ dùng một câu chuyện có khả năng liên kết với một nhóm bác sĩ phẫu thuật khác với câu chuyện của một nhóm người nuôi thú.
Kết hợp cách kể chuyện vào các buổi trình bày có thể giúp người thuyết trình giải thích tại sao họ quan tâm đến nội dung ấy - và tại sao khán giả cũng nên như vậy. Kể chuyện, nếu được phân chia chu đáo và đúng thời điểm, có thể giúp người nói tạo nên sự đồng cảm lâu dài với khán giả.
Rõ ràng và ngắn gọn là chìa khóa
Đôi lúc, việc dựng một buổi đàm thoại ngắn thực sự khó khăn. Stoetzel nói rằng cô đã giúp người nói giải quyết vấn đề thời gian bằng cách đảm bảo trọng điểm cần nói của họ, và những câu chuyện họ sử dụng phải rõ ràng và súc tích. Quá nhiều câu chuyện hay những câu chuyện không đủ sâu sắc về nội dung có thể có tác động tiêu cực và làm xáo trộn khán giả.
Stoetzel cho biết, cô thường hỏi các diễn giả mà mình sẽ huấn luyện rằng, "Ý tưởng đáng để truyền tải là gì?". Với câu hỏi đó, cô sẽ giải thích và giúp người nói chỉ chọn những câu chuyện thể hiện rõ ý tưởng cụ thể mà họ muốn truyền bá. Bất cứ điều gì không hỗ trợ ý tưởng chính đều bị loại bỏ.
Cách để đánh bại chứng sợ sân khấu
Dựa trên kinh nghiệm huấn luyện các diễn giả của mình, từ lúc bắt đầu một ý tưởng cho đến khi triển khai chúng, Stoetzel đã thu thập được rất nhiều mẹo nhỏ giúp vượt qua nỗi sợ sân khấu. Dưới đây là một số lời khuyên tốt nhất của cô:
Hít thở đều là điều rất quan trọng, đặc biệt là trước khi đi lên sân khấu. Hậu trường thường là nơi mà thần kinh bạn ở mức tồi tệ nhất. Vì vậy, hãy học cách thở bình tĩnh trong khi bạn đang chờ để trình bày.
Khi bạn lên sân khấu, hãy dành một chút thời gian để đứng yên và kết nối với khán giả. Giao tiếp bằng mắt sẽ có ích cho trạng thái đang kích động của thần kinh.
Hãy chắc chắn rằng đã bạn nằm lòng vài dòng đầu tiên của cuộc nói chuyện. Điều đó giúp thiết lập nhịp điệu của cả bài và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn cho phần còn lại của buổi nói chuyện. Diễn tập lặp đi lặp lại (và càng nhiều càng tốt) sẽ giúp luồng nói chuyện của bạn tự nhiên nhất.
Nguồn Entrepreneur
0 comments:
Đăng nhận xét