Đã bao giờ bạn đọc một hồ sơ xin việc mà chỉ muốn gặp ngay ứng viên đó vì những kinh nghiệm và khả năng của họ. Tuy nhiên, thật không may là có những người chỉ “sáng tác” ra những điều đó nhằm gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Và nếu không tinh ý, nhà tuyển dụng sẽ dễ mắc sai lầm và thuê phải những ứng viên không phù hợp.
Vậy làm thế nào khi ứng viên không xuất sắc như những gì họ ghi trong hồ sơ? Các nhà tuyển dụng có những bí quyết gì để phát hiện ra những sai sót “cố ý” đó? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay của Careerlink.
1.Họ chỉ chăm chăm nói về bản thân mình
Một cuộc phỏng vấn hay còn được gọi là một chuỗi Q&A (hỏi và trả lời) trong đó các ứng viên sẽ trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra.. Tuy nhiên, sẽ là đáng ngờ nếu có ai đó chỉ chăm chăm nói về bản thân mình.
Trong một cuộc phỏng vấn thông thường, cần có ít nhất một vài lần tên của một ai khác được gọi ra. Đó có thể là sếp cũ, người ứng viên khâm phục, mục tiêu thành công,… Đó là khi nhà tuyển dụng hỏi về nguyện vọng nghề nghiệp của người nộp đơn, họ mong muốn ứng viên đưa ra tên của một số người thành công mà họ ngưỡng mộ. Hoặc, nếu bạn hỏi về kinh nghiệm trước đây và con đường hình thành nên tính cách, kinh nghiệm của ứng viên hiện nay, bạng sẽ hy vọng họ đề cập đến một cách tích cực, có thể là một đồng nghiệp có ảnh hưởng, sếp hoặc khách hàng trong các câu trả lời.
Đây chỉ là một trong những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, nhưng nếu một cuộc phỏng vấn mà ứng viên không đề cập đến bất cứ ai khác, đó là một lá cờ đỏ. Điều này mang đến dấu hiệu rằng đây có thể là một người chuyên làm những công việc phụ, không biết rõ tính chất công việc hoặc không bao giờ nhận được những lời khen ngợi từ sếp hay khách hàng.
2.Nói tốt về mọi thứ
Không giống như trường hợp trên, ứng viên ở trường hợp này lại luôn nói về những điều tốt đẹp, những lời tán dương, khen ngợi. Tuy nhiên, với tư cách là nhà tuyển dụng, bạn cần xác minh tính chính xác của vấn đề hoặc có bao nhiêu phần trăm sự thật đằng sau những lời hoa mỹ.
Tất nhiên, ai cũng hiểu là một cuộc phỏng vấn vốn là một nơi để các ứng viên thể hiện khả năng, kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm của mình. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với những thông tin được tâng bốc quá đà của ứng viên và có sự lựa chọn đúng đắn.
3.Không thảo luận về những thiếu sót của họ
Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi với ứng viên “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? Thì không mong muốn nhận được câu trả lời rằng "Tôi là một người quá cầu toàn!" Là câu trả lời của bạn để "điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?" Khi đó, ứng viên sợ phải thừa nhận họ không hoàn hảo và đã làm điều gì sai ở nơi làm việc cũ.
Tuy nhiên điều đó lại chứng tỏ những điều “không thật” về ứng viên so với trên giấy tờ. Một người biết nhận ra điểm yếu của mình và có biện pháp để cải thiện mới là ứng viên thích hợp với công ty của bạn.
4.Họ không chuyên nghiệp trong suốt quá trình phỏng vấn
Nhà tuyển dụng có thể nhận ra một ứng viên tồi thông qua ngôn ngữ, ngoại hình, cử chỉ và cách giao tiếp của họ trong suốt quá trình phỏng vấn.
Có thể họ ghi trong CV rằng mình là người có trách nhiệm và luôn thực hiện công việc đúng thời hạn. Thế nhưng anh ta lại chậm trễ trong lần đầu đến phỏng vấn.
Hoặc ứng viên kể xấu về công việc, đồng nghiệp hay công việc trước đây cũng cho thấy họ không đúng với những “mỹ từ” trong CV.
Nếu bạn thực sự yêu thích các ứng viên này, bạn cần phải làm rõ những điểm mâu thuẫn để tránh trường hợp khi lỡ tuyển dụng mà khi làm việc không phù hợp thì lãng phí thời gian và tiền bạc. Bạn có thể nghĩ đến khả năng do tình huống căng thẳng mà ứng viên không thể hiện hết khả năng của mình hay những trường hợp bất khả kháng.. Vì vậy, để giảm bớt những lo ngại của bạn, hãy tìm hiểu các nguồn thông tin khác để tìm ra sự thật.
5.Người quá hoàn hảo cho công việc
Nhà tuyển dụng nên cảnh giác với một ứng cử viên được cho là hoàn hảo cho công việc. Điều này được thể hiện thông qua những kỹ năng, kinh nghiệp trong CV của họ khớp với mô tả vị trí công việc trong phần tuyển dụng. Tuy nhiên, việc trùng khớp 100% có thể khiến nhà tuyển dụng đặt câu hỏi cho tính chính xác của nó.
Không ai muốn tuyển dụng một ứng viên rồi sau khi làm việc mới phát hiện ra những điều không thích hợp. Hi vọng bài viết của Carreerlink sẽ giúp các nhà tuyển dụng tránh được tình trạng đáng tiếc này và tìm được nhân tài như mong muốn.
Phương Thảo - Careerlink
0 comments:
Đăng nhận xét