24 thg 11, 2018

Danh sách 12 mục tiêu nghề nghiệp

Danh sách 12 mục tiêu nghề nghiệp
1. Phát triển bản thân
Sự thay đổi là không thể tránh khỏi, nó có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong công việc, nghề nghiệp. Với sự thay đổi và phát triển trong kinh doanh, một điều thực tế hiển nhiên rằng mọi người phải cập nhật thường xuyên và tăng cường sự hiểu biết và nguồn lực mà người đó có thể đáp ứng cho công việc kinh doanh hoặc cung cấp tới khách hàng. Do đó, cập nhật sự hiểu biết và nguồn lực để phát triển như một chuyên gia là một mục tiêu nghề nghiệp quan trọng mà mọi người nên theo đuổi.

2. Yếu tố tài chính
Yếu tố tài chính là một yếu tố quan trọng. Nếu một ai đó bị trả lương thấp thì người đó sẽ nhanh chóng trở nên khó khăn và nản chí, và điều này sẽ được thể hiện trong cách thức và thái độ làm việc của người đó. Nếu một người được trả lương quá cao, người đó sẽ trở nên thờ ơ và thực sự hiệu quả công việc với công ty không còn cao như thời điểm người đó được tuyển dụng, do đó sẽ dẫn tới sự tụt dốc trong công việc. Do đó, một mục tiêu nghề nghiệp quan trọng khác đó là chỉ trả lương theo mức độ và vị trí công việc sẽ đóng góp cho công ty.

3. Sự hài lòng
Không có bất kỳ hoạt động nào trên thế giới này có thể tiến hành mà không có một mức độ hài lòng nhất định đối với yêu cầu của một người nào đó. Một mục tiêu nghề nghiệp quan trọng đó là sự hài lòng đối với việc bạn làm. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải ngưng việc thử nghiệm hoặc cản trở quá trình phát triển của bạn. Bạn nên chắc chắc rằng bạn hoàn toàn thoải mái với những gì bạn đang làm.

4. Những kinh nghiệm mới
Hầu hết chúng ta dành ¾ cuộc đời mình vào công việc. Do đó, một điều dễ hiểu rằng khi chúng ta nhìn vào sự nghiệp của mình chúng ta không chỉ nhìn vào một quá trình và bắt đầu với một cuộc sống mà chúng ta còn phải học những điều mới và tích lũy thêm kinh nghiệm. Những kinh nghiệm bổ sung không chỉ làm giàu thêm kinh nghiệm bản thân về suy nghĩ và sự hiểu biết. Do đó một yếu tố nghề nghiệp quan trọng khác mà bạn cần nhớ đó là sự tích lũy kinh nghiệm bằng việc học hỏi nền văn hóa của các nước khác nhau, gặp gỡ người mới và nhanh chóng thích nghi với phong tục và tập quán của thế giới truyền thống. Điều này sẽ chỉ làm cho chúng ta tăng mức độ chịu đựng của bản thân và thay đổi nhận thức của chúng ta.

5. Sự ổn định
Một mục tiêu nghề nghiệp khác mà mọi người nên quan tâm tới đó là sự ổn định. Khi một người gia nhập vào một công ty ổn định, người đó sẽ không phải trăn trở về nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ và có thể tập trung vào sự phát triển của bản thân và nghề nghiệp, điều này đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của công ty.

6. Tuyên bố mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn. Có những yếu tố quan trọng khác trong việc xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn, những mục tiêu có tuyên bố mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng. Ví dụ, bạn có thể xác định tầm nhìn dài hạn cho sự nghiệp của bạn – bạn muốn đạt được điều gì trong khoảng thời gian đưa ra? Bạn sẽ đặt ra giới hạn thời gian, kiểm tra và tiếp cận những tuyên bố nghề nghiệp đó như là các dấu mốc trong sự nghiệp.

7. Phát triển toàn diện
Phát triển là một mục tiêu nghề nghiệp quan trọng nhất mà một nhân viên cần quan tâm. Không hề có giới hạn trong sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Thực tế, thậm chí một người khi đã trở thành CEO của một công ty, bước tiếp theo trong sự phát triển của cá nhân ở mức độ chuyên nghiệp đó là trở thành một nhà sáng lập hoặc chủ doanh nghiệp. Tuy nghiên, sự phát triển không thể diễn ra trong một sớm một chiều, và sự chăm chỉ và cống hiến cho công việc là một trong số yếu tố quan trọng trong phát triển. Do đó, một người cần phải cống hiến và nghiêm túc trong công việc. Chỉ khi một người đạt được mức độ ổn định trong năng suất làm việc, người đó sẽ đạt được mức độ phát triển toàn diện trong nghề nghiệp của mình.

8. Quản lý
Một ví dụ của tuyên bố mục tiêu nghề nghiệp là đặt ra một khung thời gian nhất định cho việc trở thành một quản lý hoặc giám đốc. Một khi bạn có thể làm chủ được nghệ thuật làm thì bạn nên tìm kiếm và tìm ra một con đường để trở thành quản lý của tổ chức và quản lý những kỹ năng và nguồn lực.

9. Chuẩn bị phương án dự phòng
Nếu bạn đến thăm một người quản lý tài chính, điều đầu tiên mà người đó sẽ nói với bạn đó là đầu tư vốn của bạn vào các nơi khác nhau. Điều này cũng tương tự với nghề nghiệp của bạn. Mọi người nên nhớ rằng các công ty không tuyển người mà tuyển “dịch vụ” mà người đó có thể mang đến cho công ty, điều này là nguồn lực quan trọng cho công ty. Tuy nhiên, nếu như bạn đầu tư hết nguồn lực của bạn vào một nơi, đó cũng có thể là cơ hội tốt để bạn thấy rằng bạn sẽ không nhận được những thứ như bạn đã hi vọng. Do đó, bạn nên cân nhắc về các cơ hội việc làm khác hoặc nghề nghiệp song song với công việc bạn đang làm càng sớm càng tốt.

10. Nghề thứ hai
Một trong những lợi thế của việc có thêm nghề thứ hai đó là người đó trở nên tự chủ về tài chính và do đó có thể xử lý được những rủi ro trong nghề nghiệp của họ trong khi những người chỉ làm một nghề thì không có khả năng này. Những rủi ro có thể ẩn chứa những cơ hội và thực tế cho thấy những rủi ro đó có thể trở thành cơ hội sinh lời cho công ty mà cá nhân đó làm việc.

11. Kinh doanh riêng
Sau những năm tích lũy kinh nghiệm và làm việc trong môi trường kinh doanh và chuyên nghiệp, một điều hoàn toàn logic đó là việc nghĩ tới việc kinh doanh riêng. Một khi một người có cơ hội kinh doanh riêng, người đó có thể phát huy hết những chuyên môn, hiểu biết, tài năng của bản thân và cống hiến cho công việc kinh doanh của họ. Do đó, cuối cùng khi có được một cơ nghiệp riêng của bản thân thì coi như đã đạt được một mục tiêu nghề nghiệp cá nhân.

12. Có được chuyên môn
Người ta nói rằng một người có thể dành ra một khoảng thời gian nhất định trong sự nghiệp và kinh doanh thì người đó có thể có những kinh nghiệm trong nghề. Một khi những kinh nghiệm của bản thân vượt qua một mức độ nhất định, người đó sẽ đủ khả năng trở thành một tư vấn viên về nghề nghiệp. Mỗi nhân viên nên có mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân để có thể có được chuyên môn vững vàng để các công ty có thể tuyển dụng họ như là tuyển dụng một tư vấn viên.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét