26 thg 11, 2018

Kỹ năng mềm quyết định 75% sự thành đạt: Thà tiêu tốn 1 giờ bổ sung kiến thức còn hơn cả đời chịu thua kém người khác

“Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị” – Wikipedia.

1. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp giỏi không có nghĩa là bạn phải là một nhà hùng biện xuất sắc hoặc nhà văn tuyệt vời. Nó cũng không có nghĩa là bạn buộc phải thể hiện bản thân mình thật tốt trước mặt người khác.

Hãy nhớ, giao tiếp cũng giống như việc bạn viết một bản báo cáo cũng cần có sự thống nhất, yếu tố thuyết phục về nội dung và một phong thái bình tĩnh, tự tin khi thể hiện (từ trang phục, đầu tóc đến bước đi và cách bạn chuyện trò với những người xung quanh). Thêm nữa, luôn kiên nhẫn giải thích cho các thành viên khác trong nhóm làm việc cũng là cách bạn đang rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân.

2. Kỹ năng làm việc nhóm
Có lẽ đây chính là kỹ năng mà bạn thấy quen thuộc nhất, bởi bạn đã được tiếp xúc rất nhiều ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Thế nên, bạn sẽ hiểu được nó có tầm quan trọng như thế nào.

Ông Lynne Sarikas, giám đốc trung tâm sự nghiệp MBA Đại học Northeastern, Mỹ chia sẻ: "Các nhà quản lý luôn mong muốn nhân viên của họ có mối quan hệ tốt với nhau vì điều này sẽ làm tăng hiệu quả công việc, chính vì vậy một trong những kỹ năng mềm cần thiết mà "dân" công sở nên rèn luyện đó là kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Để hợp tác và làm việc nhóm thành công cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng và thống nhất".

3. Kỹ năng phản biện
Có khả năng tư duy phản biện và đưa ra những ý kiến thách thức khi cần thiết là dấu hiệu của một nhà lãnh đạo với tư tưởng mạnh mẽ và độc lập. Đây là một kỹ năng thường được đánh giá thấp, tuy nhiên nó lại vô cùng có giá trị và cũng không quá khó để học được chúng.

Người có tư duy phản biện không những phát hiện được sai sót trong quá trình tư duy, suy nghĩ mà nó còn giúp bạn tránh được rất nhiều chiêu trò đang được sử dụng trên thương trường.

4. Kỹ năng quản lý thời gian
Thời gian là vàng, một giây trôi đi là mất đi mãi mãi, vì vậy hãy sắp xếp công việc một cách khoa học nhất, theo thứ tự yêu tin và xác định thời gian cụ thể thực hiện công việc đó. Có việc quan trọng và có việc ít quan trọng hơn, có việc phải mất 1, 2 ngày nhưng có việc chỉ mất 1, 2 giờ, đòi hỏi bạn phải có khả năng quản lý thời gian thích hợp.

5. Kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát không chỉ bao gồm khả năng quan sát mà còn khả năng phân tích và giải thích. Khi bạn nhận bất kì thông tin hay dữ liệu gì, bạn cần đặt ra cho mình những câu hỏi như: Vấn đề ở đây là gì? Thông tin này nói lên điều gì? Và cố gắng giải thích hoặc tìm ra những câu trả lời phù hợp nhất có thể.

6. Kỹ năng kế toán cơ bản
Dù bạn có phả là một nhân viên kế toán hay không thì tất cả mọi người nên nắm vững kiến thức kế toán cơ bản. Để thành công trong lĩnh vực của mình và kiếm được nhiều tiền thì bạn cũng cần phải biết tiền của mình đi đâu cũng như làm thế nào và đầu tư vào đâu là hiệu quả.

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề
"Hãy luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng cho mọi sự cố có thể xảy ra trong quá trình lao động. Hãy suy nghĩ đến thời gian bạn giải quyết vấn đề, cách bạn tiếp cận vấn đề, làm thế bạn giải quyết vấn đề và kết quả. Trong thực tế, kỹ năng giải quyết của bạn có tốt hay không được đo lường bằng kết quả bạn thu được...", Ann Spoor, giám đốc quản lý của trung tâm Cave Creek tâm sự.

8. Kỹ năng quản lý thông tin
Yêu cầu gắt gao đối với bản thân mỗi người chính là biết tự quản lý thông tin của chính mình. Có thể bạn là một người hoạt náo, thích giao lưu và sự phóng túng. Bạn thậm chí cởi mở với bất kỳ lời đề nghị tiết lộ đời tư. Nhưng sự tiết chế nào cũng có trong bất cứ những trường hợp. Hãy kiểm soát chặt chẽ những thông tin mà bạn muốn đăng tải lên mạng xã hội. Đừng để có cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng sơ hở này thu thập tư liệu cá nhân gây bất lợi cho chính bạn.

9. Kỹ năng lãnh đạo
Dĩ nhiên rồi, nếu bạn luôn đặt mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp thì lãnh đạo là một kỹ năng công sở không thể nào không có. Khi làm việc gì bạn cũng cần phải nắm rõ được mục đích cuối cùng và lãnh đạo bản thân để không bị bỏ cuộc giữa chừng hoặc đi quá xa so với yêu cầu của công việc. Hãy biết dừng lại đúng lúc.

Theo Trí thức trẻ

0 comments:

Đăng nhận xét