Thay đổi một công việc – vốn đã rất quen thuộc với bạn luôn là một thách thức khó khăn trong cuộc sống. Có thể nói, trừ phi có những lý do đặt biệt thì đây luôn là một sự “chẳng đặng đừng” đối với mỗi chúng ta.
Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng đây cũng là cơ hội để bạn tìm được một công việc mà mình mơ ước, chí ít đó cũng là một công việc phù hợp với mình hơn mà có thể trước giờ bạn chưa nghĩ ra. Đó sẽ là kết quả của sự tìm tòi, nỗ lực và cố gắng hết mình của bạn.
Vì vậy, có thể nói một cách ngắn gọn rằng: nhảy việc vừa là một thách thức nhưng cũng là một cơ hội đối với bạn. Vấn đề là: bạn có biết cách để biến thách thức ấy thành cơ hội cho mình hay không. Hãy tham khảo những lời khuyên sau đây, chúng sẽ phần nào hỗ trợ cho bạn nhảy việc thành công.
1. Phác thảo một kế hoạch cụ thể, bao gồm những nơi mà bạn muốn đến. Nhiều người – nhất là những đã làm việc lâu năm có thể nghĩ sẽ rất khó khăn để bắt đầu lại một công việc hoàn toàn mới, khi mà họ đã quá quen thuộc với công việc của mình từ trước tới giờ, nhưng quá trình nào cũng phải có những bước khởi đầu như thế, đặt biệt là trong lĩnh vực nghề nghiệp. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tham gia một lớp học buổi tối, một khóa huấn luyện hoặc tham khảo những cuốn cẩm nang hướng nghiệp để tìm kiếm cơ hội cũng như những công việc có tiềm năng cho mình.
2. Tận dụng kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn là một nhân viên thuộc U50, thì đây rõ ràng là một lợi thế rất lớn trên thị trường việc làm. Những khả năng và kinh nghiệm của bạn lúc này sẽ là đòn bẩy để bạn có thể cạnh tranh với các ứng viên khác, vì kinh nghiệm là thứ mà không một trường lớp nào có thể đào tạo chóng vánh được, và bạn chỉ có thể có khi thực sự trải nghiệm bằng những năm tháng làm việc vất vả. Vì vậy bạn không phải lo lắng quá nhiều là mình đã già rồi, mình sẽ khó tìm việc mới… Hãy khoanh vùng những công việc mà bạn muốn và tìm mọi cách để tiếp cận với nhà tuyển dụng, và hãy cho họ thấy được những giá trị của mình. Có thể bạn không tin nhưng kinh nghiệm chính là tài sản quí mà rất nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
3. Sử dụng Resume để tạo lợi thế cho mình. Nếu bạn có trình độ cao đẳng (hoặc đại học) – chuẩn mực trung bình để được tuyển dụng hiện nay thì quả thật sẽ rất khó để tìm được một công việc như ý muốn. Nhưng nếu bạn đã từng tham gia những khóa học ngắn hạn, những kỳ thực tập hay có những kinh nghiệm khác khi đi làm thêm thời sinh viên. Hãy thể hiện chúng trong resume sao cho thật ấn tượng, để nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên năng động như thế nào. Tất nhiên, chỉ nên thể hiện những kinh nghiệm
và kỹ năng phù hợp với những yêu cầu của công việc mà bạn đang tìm kiếm.
4. Tìm kiếm cơ hội ở các công ty nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ có thể không được các lao động trẻ ưa chuộng cho lắm, nhưng chúng lại cực kỳ phù hợp với những sinh viên mới ra trường, những người chưa có nhiều kinh nghiêm. Những nguyên tắc tuyển dụng ở đây cũng khá linh hoạt nhưng quan trọng nhất là những kỹ năng, kinh nghiệm của bạn ở nơi đây sẽ có giá trị hơn rất nhiều so với ở những công ty lớn.
5. Luôn lạc quan và tích cực trong quá trình phỏng vấn xin việc. Khi có cơ hội đến với bạn, hãy nghĩ đến những kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn sẽ nói với nhà tuyển dụng. Chắc chắn là bạn sẽ nắm lấy cơ hội này và hoàn thành chúng thật tốt, thể hiện cho họ thấy bạn có khả năng làm tốt công việc này, và hơn hết là bạn muốn làm việc lâu dài ở nơi đây với họ.
6. Hãy cập nhật kế hoạch của bạn mỗi ngày. Sẽ không ai có thể giúp bạn nhảy việc thành công ngoài chính bạn . Hãy đề ra mục tiêu, những phương án hành động cụ thể cho mình, cũng như những cách thức thực hiện chúng. Khi đó, bạn sẽ không cảm thấy bị động hay bất ngờ khi có cơ hội đến đến với mình.
7. Không nên từ bỏ hoặc chán nản. Có thể sẽ mất khá nhiều thời gian khi bạn chờ đợi cơ hội đến với mình. Nhưng, dù có thể nào bạn cũng không nên từ bỏ hoặc chán nản buông xuôi. Hãy tiếp tục tìm kiếm và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho mình. Sẽ chẳng bao giờ là quá trễ để tìm một công việc phù hợp với mình.
Theo HR Vietnam
0 comments:
Đăng nhận xét