Ba kiểu tư duy tiêu cực khiến bạn cảm thấy bất mãn trong cuộc sống. Người thông minh sẽ tránh ba chiếc bẫy này.
Bạn sợ mình không thể làm được việc gì trong khi bạn chưa hề làm qua, bạn sợ người khác nghĩ mình nhàm chán vì người khác không nghe bạn thuyết trình và bạn để cảm xúc điều khiển lý trí. Nhưng bạn có biết đây là ba kiểu tư duy tiêu cực khiến bạn cảm thấy bất mãn trong cuộc sống. Vậy tại sao bạn không suy nghĩ tích cực hơn? Bạn chưa thử sao vội đầu hàng?
1. Vội vàng kết luận trong khi chưa rõ thực hư
Bạn nhanh chóng và tùy ý rút ra kết luận tiêu cực mà không thực sự xác minh tình hình. Có hai ví dụ như: "Đọc suy nghĩ của người khác" và "Lời dự đoán tiêu cực".
Đọc suy nghĩ của người khác: Bạn nghĩ rằng những người khác coi thường những điều bạn làm. Bạn chắc chắn về điều này nên bạn không kiểm tra thực hư sự việc. Giả sử bạn đang thuyết trình về sản phẩm mới của công ty và nói rất hay. Nhưng ngay lúc đó, bạn nhận thấy rằng có những người ở hàng ghế đầu đang chiến đấu với cơn buồn ngủ và họ không thắng được nó, kết quả là họ ngủ gục tại vị trí ngồi.
Có thể anh ta có buổi gặp đối tác và anh ta hầu như không ngủ, hoặc là hôm qua anh ta tham dự tiệc sinh nhật của bạn anh ta nhưng rõ ràng là bạn không biết. Bạn nghĩ người nghe này cảm thấy bạn nói không thu hút.
Một ví dụ khác, bạn đang đi trên đường thì tình cờ thấy bạn mình lướt qua mà không chào bạn. Có thể anh ấy hoặc cô ấy đang vội nên không thấy bạn hoặc mọi thứ quá bất ngờ khi thấy bạn, nhưng bạn không hay biết lý do thực sự mà đã "tay nhanh hơn não" đưa ra kết luận rằng họ ghét bạn nên ngó lơ bạn.
Hay vào một buổi chiều, người bạn đời của bạn chán nản không muốn nói chuyện, rõ ràng bạn không biết tại sao nhưng lại kết luận rằng chồng hay vợ mình chắc là chán mình rồi, mình đã làm gì sai? Bạn muốn biết mọi nguồn cơn, nóng nảy với bạn đời và bắt đầu nảy sinh cãi vã.
Do những phản ứng tiêu cực, nên bạn có thể bị người thân hay bạn bè xa lánh hoặc họ sẽ phản công bạn mặc dù trong tâm trí mỗi người không hề mong cãi vã. Bạn cũng nên biết rằng bạn không thể nào biết được người khác nghĩ gì trong đầu họ. Vậy nên đừng cố suy đoán suy nghĩ của người khác theo hướng tiêu cực để rồi tự đẩy mình vào những tình huống khó giải quyết.
Luôn tiên đoán tương lai theo hướng tiêu cực: Bạn dự đoán sự việc của tương lai cũng tốt nhưng bạn nên hiểu rằng mình không phải là một vị tiên tri, không ai biết trước được điều gì. Bạn luôn nghĩ rằng sẽ có những điều xấu xảy ra, mặc dù kiểu tiên tri này chưa chắc là đúng nhưng bạn tin nó là sự thật.
Khi một người căng thẳng trong công việc, cô ấy luôn than thở: "Tôi sắp chết, tôi phát điên." Những lời tiên tri này là vô lý bởi vì cô chưa bao giờ chết hay điên trong cuộc đời mình. Cô ấy cũng không có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào cho thấy rằng cô có thể phát điên.
Trong một liệu pháp tâm lý, một bác sĩ bị trầm cảm trầm trọng giải thích cho tôi lý do tại sao bệnh nhân từ bỏ việc điều trị của mình. Anh ta nói với bác sĩ: "Tôi cảm thấy rằng tôi sẽ tiếp tục bị trầm cảm. Tôi không may mắn, và tôi chắc chắn 100%, mọi phương pháp điều trị đều không có tác dụng với tôi".
Dự đoán của anh về tình trạng phục hồi là quá tiêu cực, điều đó chắc chắn làm anh ta tuyệt vọng. Sau khi dùng liệu pháp tâm lý, các triệu chứng của anh sớm được cải thiện, đủ để chứng minh rằng dự đoán của anh thực sự sai.
Bạn có nhận thấy bản thân mình trong tình huống này không? Giả sử bạn gọi một người bạn mà gọi hoài chẳng được và bạn đành nhắn cho anh ấy rằng hãy gọi lại cho bạn, nhưng sau một thời gian dài, anh ta không gọi lại. Sau đó, bạn buồn, bạn nghĩ rằng người bạn này có thể đã nhận được một tin nhắn, nhưng không muốn gọi lại.
Đây có phải là một sự hiểu lầm? Bạn dần dần cảm thấy khó chịu hơn, quyết định không gọi lại nữa, và không còn theo đuổi sự thật nữa, bởi vì bạn nói với chính mình: Nếu tôi gọi anh ấy một lần nữa, anh ấy sẽ nghĩ rằng tôi làm anh ta vướng bận.
Lời dự đoán tiêu cực này khiến bạn phải trốn tránh bạn bè và thấy xấu hổ khi gọi cho bạn mình. Vài tuần sau, bạn nghe nói rằng người bạn này chưa bao giờ nhận được tin nhắn của bạn vì điện thoại anh ta hư. Hóa ra bấy lâu nay bạn đã hiểu lầm bạn mình và điều này vô tình làm hai bạn hiểu lầm nhau.
Vậy nên, hãy tìm hiểu rõ thực hư sự việc rồi mới đi đến kết luận.
2. Phóng đại lỗi lầm của bản thân
Một cái bẫy khác mà bạn có thể mắc phải đó là bạn phóng đại sự thật một cách không cân xứng. Ai cũng có thể đã từng nói rằng: "Tôi thực sự đã phạm sai lầm này và điều này quá khủng khiếp". Điều này cho thấy bạn quá khắt khe và phóng đại lỗi lầm của mình lên thay vì rút kinh nghiệm cho lần sau.
Bạn tự ti và luôn lo sợ vì mình không hoàn hảo, sau đó bạn sẽ thổi phồng tầm quan trọng của người khác, thế nhưng bạn đã quên rằng trên đời này không ai là hoàn hảo cả, điều quan trọng là luôn cố gắng hoàn thành công việc, biết mình sai ở đâu và sửa sai chứ không phải là phóng đại sai lầm và rồi sợ hãi chúng.
Có người nói sai lầm làm họ bị hủy hoại danh tiếng của họ. Khi bạn thốt nên những lời như thế này, thì bạn đang nhìn vào những sai lầm của chính mình và tự giày vò chính bạn. Tình trạng này cũng có thể được gọi là "thảm khốc" bởi vì bạn coi một sự việc tiêu cực như một con quái vật khổng lồ.
3. Để cảm xúc làm chủ bản thân thay vì lý trí
Bạn sử dụng cảm xúc làm nền tảng cho sự thật nhưng bạn có biết rằng cảm xúc chỉ phản ánh suy nghĩ và niềm tin của bạn. Nếu chúng bị bóp méo (trong nhiều trường hợp), cảm xúc của bạn sẽ mất đi sự chính xác của chúng.
Ví dụ bạn nói rằng: "Tôi cảm thấy sụp đổ và sống trong vô vọng, tôi chắc chắn không thể giải quyết vấn đề", thì bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Khi bạn bắt tay vào làm việc đó, sự sợ hãi khiến bạn không thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Hoặc bạn luôn suy nghĩ thấy mình thật kém cỏi, làm gì cũng thất bại thì bạn không có tâm trạng để làm việc, suốt ngày bạn nằm ngây trên giường, không muốn làm gì cả. Và cuối cùng bạn thất bại không phải do năng lực của bạn không đủ, mà vì chính những suy nghĩ mang tính cảm xúc này.
Vì vậy, hãy thay đổi suy nghĩ theo chiều hướng tích cực, rồi bạn cũng sẽ tìm ra cách giải quyết vấn đề.
Nguồn Tri Thức Trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét