Nhảy việc & Thành công – liệu có liên quan đến nhau và sự ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến nhau như thế nào? Thế nào là gọi là “đủ lâu” cho một vị trí? Tôi phải thừa nhận một sự thật, đó là những hồ sơ ứng tuyển đang bày ra trên bàn giúp tôi rút ra kết luận: Nhảy việc đang trở thành một sự việc quá đỗi bình thường.
Tin liên quan: Tìm việc vị trí quản trị website kiêm IT thiết bị
Tin liên quan: Tìm việc vị trí quản trị website kiêm IT thiết bị
Theo ý kiến cá nhân, Nhảy Việc sẽ ảnh hưởng đến Thành Công theo một cách tiêu cực. Hãy suy nghĩ: Bạn đang muốn gửi đến nhà tuyển dụng thông điệp gì khi bạn nhảy việc quá nhiều?
Quy tắc 2 Năm
Khi nói chuyện với nhân viên và ứng viên tiềm năng, tôi hay nói về quy tắc 2-Năm. Bạn phải sẵn sàng tinh thần làm việc tại một công ty ít nhất 2 năm trước khi nghỉ. Lý do: Đó là một chu trình học hỏi kinh nghiệm. Nếu bạn nhảy việc quá nhiều, bạn sẽ không học được gì, điều này là chắc chắn.
Đối với tôi, để hiểu được một công ty phải mất ít nhất một năm. Cộng thêm một năm nữa trước khi bạn có thể cống hiến những giá trị mới cho công ty. Để có thể đánh giá kết quả đúng đắn, với tôi mất ít nhất phải 2 năm. Nên nếu bạn đang muốn nhảy việc với mong muốn thành công thì đã đến lúc suy xét lại.
Huấn luyện
Các công ty lớn thường có những chương trình huấn luyện và sẵn sàng đầu tư cho các Nhân Viên Mới hay Những Sinh Viên Vừa Tốt Nghiệp. Tuy vậy, để đi đến quyết định đào tạo một nhân viên, họ cần nhìn vào lý lịch cũ. Bạn hãy thử hỏi: Nếu bạn là Nhà Quản Lý, bạn muốn đầu tư tiền và thời gian cho ai? Một anh chàng thích nhảy việc và sẵn sàng nhảy việc hay một anh chàng thích cố định? Những nhân viên cố định thường là sự lựa chọn của các công ty. Lý do đơn giản. Họ sẽ cống hiến cho công ty và đôi bên đều có lợi. Nếu bạn thường xuyên nhảy việc, bạn không biểu hiện được sự cam kết cần thiết.
Nhà Tuyển Dụng muốn đầu tư vào những nhân viên có mục tiêu nghề nghiệp đi chung hướng với mục tiêu công ty. Những người nhảy việc thường không thể xác định được định hướng nghề nghiệp.
Giảm nạn “nhảy việc”
Một trong những cách tốt nhất chính là tìm hiểu rõ điều bạn muốn. Khi đó, bạn sẽ có được sự tập trung để đeo đuổi con đường sự nghiệp của chính mình. Dĩ nhiên, các tân cử nhân hay những bạn mới đi làm sẽ khó xác định được ngay, và bạn sẽ thích làm ở nhiều lĩnh vực..
Nếu bạn thích một lĩnh vực khác, hãy lên kế hoạch để tìm hiểu. Sử dụng internet, hỏi bạn bè người thân hay ai khác làm trong lĩnh vực đó. Hãy trò chuyện với họ, hãy hỏi họ những kỳ vọng từ Nhà Tuyển Dụng và vai trò của vị trí bạn mong muốn. Bạn có thể không có câu trả lời chính xác, nhưng sẽ có ý tưởng cho riêng mình. Khi đấy, nó sẽ giúp giảm thiểu khả năng nhảy việc của bạn.
Học hỏi chính là mục tiêu.
Nếu bạn vẫn là tân binh và đang mải miết nhảy việc, thì tôi xin khuyên chân thành: Hãy tìm điều bạn muốn. Khi đó, tìm công ty sẵn sàng đào tạo hoặc những cam kết mà họ dành cho bạn trong tương lai không xa. Nếu họ có chương trình đào tạo, hãy tham gia ngay
Hãy biến việc học những kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực đó làm mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Chính những kỹ năng & kiến thức đó sẽ giúp bạn thành công trong tương lai, và bạn sẽ có nó suốt cuộc đời. Khi bạn thấy được những lợi ích từ việc bám trụ lại một công ty lâu hơn 2 năm, hy vọng bạn sẽ không còn nhảy việc.
Tác Giả Long Yun Siang
0 comments:
Đăng nhận xét