Để thoát khỏi tình trạng thất bại liên tục, bạn phải nói được ba từ khó nói nhất, "mình đã sai." Bạn nên mở to mắt, thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động, quan điểm chưa đúng đắn ở hiện tại.
Sức mạnh của thất bại
Thành công không có nghĩa là tránh được thất bại. Tất cả chúng ta đều đã từng thất bại. Như khi đang đi ta đều từng gặp phải ổ gà hay rẽ sai đường. Người duy nhất có thể tránh được thất bại là người không rời khỏi con đường của mình. Vấn đề không phải là bạn có thất bại hay không, mà là bạn sẽ thất bại một cách thành công (tức là bạn học được gì từ thất bại).
Như Nelson Boswell quan sát thấy: "Sự khác biệt giữa vĩ đại và tầm thường là cách cá nhân nhìn nhận thất bại." Nếu muốn tiếp tục hành trình tới thành công của mình, bạn cần phải học cách ngã về phía trước.
Người không thành công thường sợ thất bại và sợ bị từ chối. Họ dành phần lớn cuộc đời mình để tránh những điều mạo hiểm hay những quyết định dẫn đến thất bại. Họ không nhận ra rằng thành công chỉ dựa trên khả năng tiếp tục đứng dậy sau khi vấp ngã. Khi có quan điểm đúng đắn, thất bại sẽ không phải là tai họa hay dấu chấm hết.
Những người thành công không để thất bại xâm chiếm suy nghĩ của họ. Thay vì day dứt về những hậu quả của thất bại, họ chỉ chú trọng vào phần thưởng của thành công đó là: học hỏi được từ thất bại cách để cải thiện bản thân và tình hình.
Cách nhìn nhận đúng đắn về sai lầm
Để thoát khỏi tình trạng thất bại liên tục, bạn phải nói được ba từ khó nói nhất, "mình đã sai." Bạn nên mở to mắt, thừa nhận sai lầm và chịu trách nhiệm hoàn toàn cho những hành động, quan điểm chưa đúng đắn ở hiện tại. Mỗi thất bại mà bạn trải qua cũng giống như một ngã ba đường. Đó là cơ hội để hành động đúng, học hỏi từ sai lầm và làm lại từ đầu.
Chuyên gia về lãnh đạo, Peter Drucker đã nói: "Một người càng giỏi bao nhiêu, sẽ càng có khả năng phạm sai lầm lớn bấy nhiêu bởi anh ta càng muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi chưa bao giờ giao vị trí cao nhất của một công việc cho một người không phạm sai lầm… nếu anh ta không phải là người tầm thường." Những sai lầm dọn đường tới thành công.
Hãy giải thích từ Mistakes - Sai lầm theo cách tích cực sau:
- Message: thông điệp cho ta thấy phản hồi về cuộc sống.
- Interruption: sự ngắt quãng để ta suy ngẫm lại.
- Signposts: biển chỉ đường chỉ cho ta con đường đúng.
- Tests: bài kiểm tra khiến ta trưởng thành hơn.
- Awakenings: nhận thức giữ ta trong cuộc chơi.
- Keys: chìa khóa giúp ta mở cánh cửa tiếp theo dẫn tới thành công.
- Explorations: thăm dò cho phép ta tới những nơi mình chưa từng đi qua.
- Statements: báo cáo cho thấy sự tiến bộ và phát triển của ta.
Tiến lên phía trước hay thụt lùi
Biết sai cần lập tức cải sửa, không nhân nhượng
Trong “Chu Dịch” viết: “Kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải”, đại ý là gặp người tốt việc tốt thì cố gắng học tập theo, có lỗi lầm thì lập tức sửa chữa.
Kỳ thực, trong cuộc đời một người là không có khả năng không phạm phải sai lầm, điều quan trọng nhất chính là có thể kịp thời cải sửa. Đường Thái Tông là vị Hoàng đế, nhà chính trị giỏi về nghe ý kiến và cải sửa lỗi lầm kịp thời trong lịch sử. Ông từng nói một câu lưu truyền hàng ngàn năm rằng: Lấy lời nói và việc làm của người khác làm gương, tham khảo để kiểm nghiệm lời nói và việc làm của mình xem đã đúng đắn hay chưa.
Nếu như ý kiến của người khác là có đạo lý thì nên buông bỏ ý kiến của mình để tiếp thu ý kiến của họ. Nếu người khác làm đúng, bản thân mình làm không đúng thì nên sửa chữa sai lầm của mình. Nếu người khác nói và làm sai thì mình phải nên lấy đó làm gương mà đề phòng bản thân mình, tránh bị mắc phải sai lầm đó.
Mạnh Tử từng kể một câu chuyện ngụ ngôn để cảnh giới người đời về sửa sai như sau:
Xưa kia có một người, mỗi ngày đều ăn trộm của nhà hàng xóm một con gà. Có người biết đã nói với ông ta rằng: “Đây không phải hành vi của người đứng đắn.”
Người này lại nói: “Tôi đang từ từ sửa chữa thói quen ăn trộm của mình. Trước đây, mỗi ngày tôi ăn trộm một con, bây giờ mỗi tháng ăn trộm một con thôi. Đợi đến sang năm, tôi sẽ không lại ăn trộm nữa.”
Người này sai lầm chính là ở chỗ tự mình biết loại hành vi này là sai trái nhưng lại không nhanh chóng kịp thời sửa chữa mà đợi đến sang năm. Nếu một khi đã nhận ra sai lầm của mình, nên kiên quyết sửa chữa, quyết không thể nhân nhượng, phóng túng.
Nguồn Internet
0 comments:
Đăng nhận xét