23 thg 3, 2019

Này những người trẻ vay nợ tiêu dùng tràn lan, lương chưa về túi đã cạn kiệt: Quản lý tài chính tốt, bạn mới thoát nghèo!

Người trẻ ngày nay, đa phần được hỗ trợ bằng nhiều hình thức cho vay tiền, vậy nên chưa đến ngày lĩnh lương, thì lương tháng trước đã cạn kiệt và còn cả một đống nợ cho việc tiêu dùng hoang phí. Đến lúc lương về thì trả nợ, chi phí tháng sau lại phải đi vay. Cứ vậy, quay đều, quay đều, quay đều...

Đối với thế hệ 9X ngày nay, việc "vay tiêu dùng" là phần tất yếu trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường cứ tháng này tiêu hết cả thu nhập của tháng sau. Có những lúc bắt gặp những ánh mắt "khó hiểu", họ còn chủ động giải thích cho "quan điểm tiêu dùng" của mình rằng "vui vẻ là chính, bây giờ dịch vụ cho vay mọc lên nhiều như thế, cứ mua trước rồi từ từ trả sau".

"Vui" hết lần này đến lần khác, cũng vì "vay tiêu dùng" mà đã phải trả một cái giá cao. Đi làm bao năm nhưng không những không tiết kiệm được đồng nào mà còn nợ một số tiền không hề nhỏ.

Đối với thế hệ 8X, 9X - thành phần chủ lực của thị trường tiêu dùng ngày nay thì cách thức chi tiêu "tháng này mua tháng sau trả" đã không còn là việc gì mới mẻ. Đối với thị trường vay tiêu dùng mà nói, mục đích và số lượng người vay không hề giới hạn. Chỉ cần bạn đến ngân hàng, mang theo hóa đơn điện, hoặc hợp đồng làm việc... thì bạn đã có thể dễ dàng vay một khoản tiền mà không cần thế chấp.

Nguồn vay tiêu dùng tràn lan dẫn đến hệ quả giới trẻ không còn quan tâm nhiều đến việc thu nhập có đủ dùng cho một tháng hay không, thay vào đó đa phần sẽ có suy nghĩ đi vay và đến kỳ nhận lương thì sẽ trả. Hệ quả là hằng ngày đi làm, cuối tháng cạn tiền đi vay, đầu tháng nhận lương đi trả. Một vòng tuần hoàn không ngừng nghỉ.

Phó giáo sư Lưu Hiểu Trình của học viện Báo chí và Truyền thông của đại học Lan Châu (Trung Quốc) – người đã từ lâu nghiên cứu văn hóa tiêu dùng cho rằng dưới sự ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng phương Tây, cơ cấu công nghiệp trong nước và sự phát triển của kinh tế, giới trẻ đã thể hiện ra những đặc trưng mới trong văn hóa tiêu dùng như vay tiêu dùng, xem trọng trải nghiệm và xúc cảm cá nhân, "không quan tâm lâu dài, chỉ coi trọng hiện tại". Vấn đề này không những bất cập ở các nươc lớn như Trung Quốc mà ngay cả Việt Nam cũng ngày càng không hạn định.

Chi tiêu của tôi, tôi làm chủ?
Các hình thức vay tiêu dùng như chức năng trong visa card hay trực tiếp tới ngân hàng, mua trả góp... chỉ là một trong những quan niệm tiêu dùng, nhưng những lí do mà thế hệ trẻ chọn để chi tiêu quá mức lại không giống nhau.

Một người bạn của tôi cho rằng ở một mức độ nhất định thì việc "vay tiêu dùng" giúp bạn tránh khỏi việc bối rối hay ngần ngại khi phải vay mượn từ bạn bè và người thân, việc phải tới tìm người quen vay tiền còn khó vạn lần khi bước chân tới ngân hàng.

Khi còn là sinh viên, với mức chi tiêu hàng tháng chỉ nằm ở mức no và đủ thì sau khi tốt nghiệp đi làm, mức đấy phải tăng lên không những ở hạn mức no và đủ nữa, mà là phải dư khi bước chân ra đường. Tất cả mọi mức chi tiêu đều tăng vọt. Thuê nhà phải là nhà to và đẹp hơn, tiện nghi hơn, sống riêng chứ không sống chung với bạn bè được. Tiền điện, tiền nước và tất cả các chi tiêu cần thiết hằng ngày như xăng xe, điện thoại cũng tăng hơn. Nhu cầu làm đẹp, chơi sang càng ngày càng cao, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát, thiếu trước hụt sau.

**Phía sau của sự ngọt ngào là cạm bẫy ngầm

Không đủ khả năng trả nợ sẽ đem đến rủi ro nhất định.
Lấy ví dụ từ một người bạn của tôi, trong 3 năm qua anh ấy từ một chàng trai trẻ khởi nghiệp đầy tham vọng trở thành một người bị bó buộc bởi vay tiêu dùng. Bởi vì 7 cái thẻ tín dụng quá hạn mà anh ấy đã nghĩ đến chuyện tự tử.

"Mỗi ngày mở mắt ra là có cục nợ hơn vài chục triệu đang chờ sẵn. Anh ấy nói với tôi rằng năm 2013, do sự giới thiệu của bạn bè, từ khi học đại học năm thứ 2, anh đã làm một cái thẻ tín dụng với hạn ngạch 5 triệu đồng. Từ chi tiêu cơ bản đến đầu tư kinh doanh, dần dần, vay tiêu dùng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của anh. Đến khi tốt nghiệp thì anh ấy đã có 3 thẻ tín dụng.

Ban đầu, dựa vào chênh lệch múi giờ, thẻ tín dụng trở thành công cụ quản lí tài chính của anh, anh ấy cũng tìm ra mẹo để cải thiện hạn mức tín dụng. "Mỗi thẻ giữ lại 20% làm gốc, tăng tần suất sử dụng, quẹt thêm một vài chi phí ảo ở nước ngoài".

Tuy nhiên, cuối năm 2016, anh thất bại trong việc khởi nghiệp. Để lấy lại vốn, anh ấy liên tiếp mở 4 thẻ tín dụng và biển thủ để đầu tư.

Tuy nhiên, sự tự tin của anh không đem lại may mắn. Chuỗi vốn thẻ tín dụng bị phá vỡ, các khoản phí mượn, lãi suất, phí vượt quá hạn và các dấu hiệu xấu trong lịch sử tín dụng đã khiến cuộc sống của anh đảo lộn. Trong thời kì khó khăn nhất, mỗi ngày anh ấy làm 5 công việc, làm tới hai, ba giờ sáng.

Vào thời điểm này, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của giới trẻ và thị trường "hot" vay tiêu dùng, một số sản phẩm vay mượn "thật giả lẫn lộn" bắt đầu xuất hiện trên thị trường, và thông qua các phương thức tiếp thị khác nhau, thâm nhập vào mọi khía cạnh cuộc sống của giới trẻ như vay nặng lãi không thế chấp. Chỉ cần cầm giấy tờ xe và chứng minh nhân dân tới là có thể cẩm một khoản tiền từ 5 đến 20, 30 triệu đồng hoặc hơn thế.

Đằng sau mỗi sự "đường mật" đều có thể là vực thẳm của dục vọng
Có nhiều lời kêu gọi cho vay tiêu dùng, vừa có bảo đảm thị trường tài chính cho vay tiêu dùng vừa có thể mở rộng thị trường. Nhìn bề ngoài, xã hội hiện tại dường như đã tạo ra một thị trường tiêu dùng với động lực mạnh mẽ và vay tiêu dùng cũng đem lại cho người trẻ một khoản "lời lãi".

Nhưng theo quan điểm của một số chuyên gia, trong quá trình chuyển đổi từ xã hội sản xuất sang xã hội tiêu dùng, việc cho vay tiêu dùng của giới trẻ có phần "bất thường", và có tồn tại "rủi ro" nhất định, cần xã hội quan tâm nhiều hơn.

"Các trung tâm môi giới thông tin cho vay trực tuyến do mở rộng lưu lượng truy cập và nắm bắt được nhu cầu của người sử dụng, nên thường thực hiện tiếp thị mạnh mẽ, tần suất cao, truyền bá với mật độ cao". Nhưng ít ai rõ rằng đằng sau những lời quảng cáo đầy mê hoặc là cả một bầu trời đầy rủi ro mà có thể cướp đi tất cả những gì bạn đang có.

"Không có bữa ăn nào miễn phí, đằng sau mỗi ân huệ đều có thể là vực thẳm của dục vọng". Làm việc mà không biết tiết kiệm, thích đau tiêu đó, đi làm 1 tháng mà tiêu tiền bằng những 2 tháng thì cuối cùng cái giá phải trả nhằm ngay trước mắt.

Kinh tế xã hội ngày một đi xuống, chính do những con người tiêu dùng hoang phí, lương hàng tháng cung không đủ cầu, nay đi vay, mai đi mượn, đấy chẳng phải là "điếu thuốc phiện" của bộ phận người trẻ hay sao?

Theo Trí Thức Trẻ

0 comments:

Đăng nhận xét