Doanh số của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đo lường trên toàn quốc tại kênh thương mại truyền thống tiếp tục có sự thay đổi mạnh trong quý đầu tiên của năm 2018. Qua báo cáo Market Pulse được công bố hàng quý bởi Nielsen, cùng tìm hiểu 05 xu hướng kinh doanh ngành FMCG là gì trong tương lai?
FMCG là gì?
FMCG là thuật ngữ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods (ngành hàng tiêu dùng nhanh), bao gồm toàn bộ các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong cuộc sống. Nói về các công ty ngành hàng FMCG là nói về những nhà sản xuất các mặt hàng tiêu dùng thường ngày, thân thuộc trong cuộc sống, từ bàn chải đánh răng, đồ ăn uống hàng ngày, đến kem dưỡng da, thậm chí cả các mặt hàng khác như xăng xe, dầu nhớt, thuốc lá, điện thoại, etc…
Hầu như không còn ai xa lạ với thương hiệu của các công ty ngành FMCG và sản phẩm tiêu dùng như Unilever, Proctor & Gamble, Pepsico, Vinamilk, Colgate, Cocacola vv.. hay OMO, Lifebuoy, VIM, Lavie, vv…
Xu hướng chuyển mình sắp tới của ngành FMCG là gì?
Cải tiến mô hình kinh doanh và hiệu ứng Nữ hoàng đỏ
Tăng trưởng theo hàm số mũ là ưu tiên và cũng là phương thuốc cuối cùng để chống lại ‘Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ’. Hiệu ứng Nữ hoàng Đỏ được lấy từ mẫu nhân vật Nữ hoàng đỏ trong cuốn sách “Alice lạc vào xứ sở trong gương” của Lewis Carroll. Nhân vật này đã nói với Alice “Bây giờ chạy hết sức mình cũng chỉ để giữ bạn ở ngay chỗ cũ. Nếu muốn tới nơi khác, bạn phải chạy nhanh gấp 2 lần.” Cũng như vậy, lãnh đạo công ty FMCG tại Việt Nam sẽ hiểu rằng họ đang chạy trên một máy chạy bộ mà tốc độ tiếp tục tăng tốc và bộ công cụ chiến lược truyền thống của họ ngày càng trở nên thiếu hiệu quả. Đổi mới mô hình kinh doanh là cách duy nhất để nhảy vọt đặc biệt tại các nước phát triển.
Chi phí kinh doanh tăng do kết cấu thay đổi
Chi phí kinh doanh trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh FMCG sẽ chỉ tăng đáng kể vì nhiều lý do, trong đó, liên quan chặt chẽ tới bán lẻ bao gồm cả kênh phân phối truyền thống và các kênh thương mại điện tử. Báo cáo cho thấy mức tăng trưởng của thị trường FMCG tại kênh thương mại hiện đại ở khu vực thành thị cao hơn so với kênh thương mại truyền thống. Trong đó, tốc độ tăng trưởng FMCG tại kênh hiện đại ở khu vực thành thị tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước trong khi tốc độ tăng trưởng thị trường FMCG tại Việt Nam của kênh truyền thống tại thành thị lại giảm 2,6% so với cùng kỳ.
Chuyển đổi ngành hàng
Nó không phải là sự dư thừa nguồn cung mà thực tế đang xảy ra sự thay đổi ngành hàng tiêu dùng đến từ số đông khách hàng và nó làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Shrinking-to-Glory (tổng doanh thu giảm nhưng vẫn tăng trưởng lợi nhuận) và Shrinking-to-Misery (tổng doanh thu và lợi nhuận đều giảm).
Theo báo cáo Quý I/2018 từ Nielsen Việt Nam, trong báo cáo ngành FMCG, sự sụt giảm doanh thu trên toàn quốc đã được thể hiện trong cả sáu nhóm mặt hàng FMCG lớn (Thức uống – bao gồm bia, thực phẩm, các sản phẩm từ sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân và thuốc lá). Trong 6 ngành hàng lớn, chỉ có nhóm ngành hàng đồ uống và thuốc lá có tốc độ tăng trưởng dương, đạt 0,6%. Các nhóm hàng còn lại gồm sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình, thực phẩm và sản phẩm từ sữa tất cả đều có dấu hiệu giảm sút. Nguyên nhân được cho rằng chủ yếu đến từ sự thay đổi quan niệm của người tiêu dùng về dịp lễ tết đơn giản kéo theo những thay đổi trong hành vi mua sắm chọn lọc của họ trong dịp này.
Ngành hàng được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt là làm đẹp và dinh dưỡng
Tại thời điểm này, hầu hết các sản phẩm Tiêu dùng gia đình và Chăm sóc sức khỏe đang mất dần sức hấp dẫn. Xu hướng phát triển ngày càng tập trung vào phân đoạn Làm đẹp/ Dinh dưỡng. Chúng ta hy vọng các “ông lớn” đã ở phân khúc này (P&G, Unilever, Colgate-Palmolive,…) sẽ ‘tăng gấp đôi’ đầu tư về ngành hàng chăm sóc sắc đẹp cá nhân và mua lại/ sáp nhập. Việc Colgate-Palmolive mua lại các công ty chăm sóc da y tế cuối năm 2017 chỉ là khởi đầu của xu hướng tăng tốc này.
Thị trường FMCG tại Việt Nam, trong Quý I/ 2018 số lượng cửa hang chuyên về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp và các cửa hàng thuốc hiện đại cũng tăng gấp đôi trong 2 năm qua.
Sự cắt giảm kênh trung gian, tăng tốc đột biến cho Bán hàng trực tiếp (Direct-to-Consumer) và nguồn lực tiếp thị – quảng cáo
Dưới áp lực của lạm phát chi tiêu thương mại và đối thủ cạnh tranh mới (thương mại điện tử), các sáng kiến nhằm bán hàng trực tiếp sẽ được đẩy mạnh trong ngành FMCG là gì? Nếu hầu hết thử nghiệm đều thất bại (không phải về mặt kinh tế, khác với ngoại tuyến), những nỗ lực mới sẽ được thực hiện và các mô hình kinh doanh sinh lời mới sẽ xuất hiện.
Nền tảng thương mại điện tử blockchain đầu tiên sẽ mở tại Hà Lan trong mùa hè tới với mục tiêu loại bỏ các nhà bán lẻ và dự đoán sẽ có nhiều công ty FMCG tham gia.
Các chương trình lập trình quảng cáo nội bộ và tìm nguồn cung ứng các hoạt động tiếp thị chiến lược (ví dụ: Influencers, KOLs) sẽ chỉ được tận dụng nhằm tiết kiệm chi phí, xây dựng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và cải thiện độ chính xác của phân đoạn thị trường mục tiêu.
Nguồn tham khảo: Theo Niesel và Frederic Fernandez (Cố vấn chiến lược FMCG)
0 comments:
Đăng nhận xét