Người khôn ngoan coi đồng nghiệp là đồng minh, kẻ dại dột mới coi đồng nghiệp là bạn tốt.
Trong môi trường làm việc, tình cảm đồng nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thông thường, chúng ta luôn cố gắng để duy trì và giữ gìn mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp với nhau, có thể cùng ăn trưa, cùng trò chuyện, cùng tâm sự và chia sẻ đôi điều về những buồn vui của cuộc sống thường nhật.
Nhưng mối quan hệ đó sẽ không giúp chúng ta thăng tiến trong sự nghiệp mà ngược lại, đôi khi chúng còn tồn tại những sự cạnh tranh ngầm, ảnh hưởng đến lợi ích và con đường phát triển của nhau.
Chính vì vậy, nhìn bề ngoài, có những mối quan hệ tưởng như tốt đẹp vô cùng nhưng bản chất bên trong lại vô cùng phức tạp. Cho nên, người khôn ngoan sẽ biết rằng: Đồng nghiệp có thể là đồng minh đáng tin cậy nhất, nhưng sẽ không bao giờ có thể cùng ta chia ngọt sẻ bùi một cách chân thành và mong cho ta thành công nhất được.
Đặt mình trong môi trường công sở làm việc, chúng ta phải phải tỉnh táo để nhận ra sự thật đó là, đồng nghiệp không phải một đối tượng thích hợp để trở thành bạn tốt vì hai lý do sau đây.
Nguyên nhân thứ 1: Về bản chất con người, ai cũng có những mặt tối.
Trong xã hội ngày nay, hầu hết chúng ta luôn sống với nhiều bộ mặt khác nhau, dành cho những đối tượng và trường hợp khác nhau. Cho dù một quan hệ gần gũi đến đâu thì cũng có những mặt tối mà chúng ta không muốn thể hiện ra ngoài cho người khác biết, và đối phương cũng như vậy.
Hơn hết, môi trường làm việc lại là môi trường cạnh tranh giữa người với người, giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa cấp dưới với cấp trên, giữa phòng ban này với phòng ban khác. Chính vì thế, cho dù làm việc cùng công ty thì cũng rất khó để có được một người bạn thực sự.
Chúng ta đến và ở lại với công ty vì tiền lương thì có lẽ sẽ vì một khoản tiền lớn khác mà có thể lựa chọn rời đi. Do đó, về mặt quan hệ nơi công sở, chúng ta không chỉ nhìn bề ngoài mà phải hiểu thấu đến cả cốt lõi bên trong. Nếu không, sự nghiệp và cả tương lai của bản thân đều có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trước những mặt tối của bản chất con người, vì chúng ta không bao giờ có thể đề phòng hết đường, cũng như không bao giờ có thể hiểu thấu suy nghĩ của người khác cho nên bản lĩnh tự bảo vệ bản thân là một điều không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Tuy nhiên, chấp nhận và phòng bị không đồng nghĩa với việc đồng hóa, để rồi trở thành một con người tiêu cực như vậy.
Nguyên nhân thứ 2: Bạn bè và đồng nghiệp là hai khái niệm có bản chất khác nhau.
Giữa bạn bè, chúng ta có thể nói vô vàn câu chuyện từ Đông sang Tây, có thể cùng nói xấu hoặc cùng chúc mừng vui vẻ cho ai đó, có thể đề cập đến tất cả mọi thứ, cho dù đó là công việc, tình cảm hay các vấn đề cá nhân trong cuộc sống, chúng ta đều thoải mái chia sẻ với nhau mà không hề bận tâm.
Đó là tại vì sao?
Lý do chủ yếu ở đây là do giữa bạn bè, hiếm khi xuất hiện mối quan hệ cạnh tranh nào đó về lợi ích và cũng không tồn tại trong cùng một môi trường phát triển như nhau. Giống như những cái cây được trồng trong những chậu khác nhau thì không cần thiết phải cướp đoạt chất dinh dưỡng hay nguồn nước của nhau.
ậy nên, với những người bạn thân thiết thuần túy, bạn có thể yên tâm nói những lời mình muốn mà không cần lo sợ nó sẽ trở thành vũ khí bất lợi để công kích ngược lại chính mình.
Tuy nhiên, với đồng nghiệp bên cạnh, cho dù có mối quan hệ thường ngày thân thiết đến mấy và bạn cho rằng mình hiểu đối phương đến nhường nào, bạn vẫn có thể rơi vào hoàn cảnh bị động khi bị lợi dụng hoặc nói xấu sau lưng. Nếu bạn lỡ nói những điều không nên nói, những lời đó lại đến tai những người không nên nghe, chúng sẽ trở thành lợi thế để họ quay sang công kích bạn, cướp đoạt những ích lợi vốn thuộc về bạn.
Có thể thấy rằng, cho dù một quan hệ thân thiết đến mấy, chúng ta cũng vẫn phải đề phòng và không bao giờ lơ là trước các mối quan hệ đồng nghiệp, đặc biệt phải cẩn thận về những điều mình nói ra.
Người xưa đã có câu: "Bệnh là do miệng nhập, họa là từ miệng ra." Điều này đã được truyền qua hàng chục thế kỷ cho tới tận bây giờ mà chưa bao giờ mất đi đạo lý của nó.
Nguồn CafeF
0 comments:
Đăng nhận xét