Nửa năm qua đi, một số người cảm thấy rằng họ đã làm việc chăm chỉ nhưng dường như họ chẳng đạt được gì cả. Nhìn những người khác thăng chức còn mình chỉ tăng huyết áp; lương của người khác tăng, còn mình chỉ tăng cân; người khác rụng KPI, còn mình rụng tóc.
Những nỗ lực không đúng cách giống như đi sai hướng. Bạn càng làm việc chăm chỉ, bạn sẽ chết nhanh hơn.
Có phải mọi thứ trở nên sai lầm? Không, tất cả mọi thứ đều ổn. Chỉ những nỗ lực của bạn không có lợi ích nhất. Bạn cần suy nghĩ: Khi nào thì những nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng?
01. Khủng khiếp hơn chuyện không làm việc chăm chỉ là nỗ lực không cho kết quả
Vài ngày trước, tôi đã xem một bộ phim tài liệu về cuộc sống của nhân viên y tế, kể về Tiểu Minh - một nhân viên cũ trong một bệnh viện hàng đầu của đất nước. Công việc hàng ngày của anh ta là đưa bệnh nhân lên xe cứu thương và đưa họ đến bệnh viện. Vì cường độ làm việc mỗi ngày tương đối dày đặc, nên Tiểu Minh thường kiệt sức. Anh này luôn cảm thấy không hài lòng với công việc buồn tẻ và vất vả này.
Trong khi những người bạn xung quanh anh được thăng chức và lên lương, một số trong số họ đã trở thành doanh nhân thành đạt thì Tiểu Minh vẫn đang do dự liệu anh có nên thay đổi công việc hay không. Nhưng mẹ anh ta khuyên: "Đừng suy nghĩ nhiều, hãy làm thật tốt việc của mình. Con chỉ cần làm tốt điều này, thì không ai có thể sẽ ngăn cản con thành công trong tương lai."
Trên thực tế, trong bệnh viện, Tiểu Minh không phải là một trong những kỹ thuật viên chuyên nghiệp. So với các bác sĩ khác, nhiệm vụ của anh vô cùng đơn lẻ và lợi thế gần như bằng 0. Ngay cả khi anh ta làm việc chăm chỉ và tỉ mỉ, nhưng anh ấy vẫn không thể thay đổi hiện trạng. Những nỗ lực của anh ấy không có hiệu quả cho sự phát triển cá nhân anh ta.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người như Tiểu Minh. Họ đắm chìm trong những ảo tưởng chết người và tin chắc rằng họ có thể làm giàu, nhưng họ không sẵn sàng dừng lại và suy nghĩ. Cuối cùng, hiệu quả đâu chẳng thấy, mà sức khỏe và năng lượng tích cực thì dần dần mất đi và cuối cùng đành nộp đơn xin nghỉ việc.
Nỗ lực là tiền đề cần thiết để đạt được mục tiêu, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ nỗ lực thực hiện là đều đạt được mục tiêu. Những nỗ lực không đúng cách giống như đi sai hướng. Bạn càng làm việc chăm chỉ, bạn sẽ chết nhanh hơn.
02. Nỗ lực chỉ là điều kiện cần, muốn sếp thăng chức thì cần phải dựa vào giá trị mà bạn đem lại cho công ty
Trong lần sắp sếp lại bộ máy nhân sự của công ty, Nam không được cấc nhắc lên chức quản lý. Anh ta đến gặp sếp với vẻ mặt thất vọng và buồn rầu và kể lể: "Tôi đã đồng hành với công ty đã được 12 năm, tăng ca liên tục, ngày đêm không nghỉ, làm việc ngoài giờ mỗi ngày, thăm khách hàng thân thiết vào cuối tuần, ai cũng bảo tôi làm việc chăm chỉ. Tôi rất thất vọng vì lần thăng chức này, không lẽ những gì tôi làm vừa qua không ai nhìn thấy hay sao? "
Người lãnh đạo, đôi mắt lạnh lùng nói với anh ta: "Tiền lương của anh không hẳn chỉ được tính bằng nỗ lực. Sự nỗ lực của anh chưa hẳn là lý do chúng tôi thăng chức cho anh".
Ở công ty, bạn làm việc chăm chỉ như thế nào, khó khăn ra sao không phải là điều sếp cần biết. Giá trị thực sự của bạn, hiệu quả công việc của bạn mới là chìa khóa để thăng tiến và tăng lương. Cũng giống như khi bạn mua bánh, bạn chỉ quan tâm đến bánh có ngon hay không, mùi vị thế nào chứ bạn có từng để tâm đến những khó khăn và vất vả của ông chủ tiệm bánh hay không? Có lẽ là không.
Có một câu hỏi: Liệu những nhân viên chăm chỉ sẽ làm sếp "cảm kích"? Câu trả lời sau đây được cho là rất xuất sắc. "Là ông chủ, tất nhiên bạn có thể làm tôi cảm động, miễn là bạn không cần tôi trả tiền cho động thái này."
Cố làm cho ông chủ cảm kích hay cảm động thực ra không có tác dụng. Bạn không có giá trị cốt lõi và khả năng cạnh tranh cốt lõi, thì cho dù bạn làm gì để lấy lòng sếp thì bạn không thể nhận được nhiều lợi ích thiết thực ngoài những lần kiệt sức. Nói thẳng ra, mọi người đi làm là để "bán sức lao động". Nếu bạn muốn ai đó trả tiền để "mua sức lao động" của bạn, bạn phải xem giá trị của bạn là gì.
Trong một công ty, thường có một số loại nhân viên:
- Người kết nối mọi người: Nếu không có họ, không có khách hàng, không có kênh phân phối, không có lợi nhuận
- Người quản lý cốt lõi: không có họ thì không có tiền và lợi ích cho ông chủ
- Nhân viên cốt cán: không có những người này, doanh nghiệp của họ sẽ bị sụp đổ
- Nhân viên bình thường
- Nhân viên thuê ngoài, nhân viên hợp đồng là các yếu tố không ổn định
Ba loại đầu tiên là cánh tay đắc lực của ông chủ và họ giữ các giá trị cốt lõi. Và nếu bạn không chịu tiến về phía trước mà nỗ lực mù quáng thì về cơ bản bạn là 4 và 5.
Khi không có gì để bán, chỉ cần bán sự nỗ lực có mục đích.
Sếp kinh doanh để kiếm tiền, nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Là một nhân viên, những nỗ lực tránh xa các giá trị cốt lõi là không hiệu quả, thì nỗ lực đó là vô nghĩa.
03. Chìa khóa để thoát khỏi những nỗ lực không hiệu quả là "làm việc ít nhưng có hiệu quả"
Một số người nói rằng thế giới này được tạo ra bởi những người lười biếng chứ không phải bởi những người chăm chỉ. Mọi người không muốn đi cầu thang, vì vậy họ đã phát minh ra thang máy. Mọi người quá lười đi bộ, vì vậy họ đã phát minh ra ô tô, xe lửa và máy bay. Hãy làm ít, nhưng hiệu quả hơn.
Do đó, để đạt được mục tiêu của riêng bạn, trước tiên bạn không nên bận rộn với việc nỗ lực vô ích, mà phải suy nghĩ về việc sử dụng gì để "lười biếng" nhằm tối đa hóa kết quả của bạn. Khi bạn suy nghĩ xong, bạn sẽ thấy rằng bạn không phải mất quá nhiều thời gian và sức lực, bạn có thể đạt được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.
Một trong những giải pháp tốt cho vấn đề này là rèn luyện "tư duy mục tiêu"
Nhiều lần, những việc chúng ta đang làm thì quá nhiều, còn chúng ta thì không kiên trì làm việc tới cùng. Thấy những người khác học piano, mình cũng đăng kí học xem thế nào, nhưng chỉ đi đến lớp vài buổi, lại nhận thấy rằng việc học đàn đó thiếu hiệu quả, thế là anh ta đã chuyển qua đọc sách. Anh ta mua cả đống sách nhưng không bao giờ đọc chúng vì vô số lí do và cuối cùng anh ta lại quay về vạch xuất phát.
Khi bạn cố gắng thiết lập mục tiêu, hãy đề ra những mục tiêu mà mình có thể làm được, thay vì đưa ra những mục tiêu quá sức, bạn chỉ cần đặt mục tiêu và tạo ra một bước đột phá đặc biệt. Điều này đòi hỏi chúng ta phải sàng lọc và tìm ra những gì thực sự có giá trị và bền vững.
Ví dụ, nếu bạn muốn tăng lương thêm 30% trong năm mới, đây là mục tiêu duy nhất. Sau đó, bạn cần suy nghĩ về những kỹ năng nào để tăng lương, hoặc mở rộng mạng lưới của mình và giải quyết từng bước một. Thay vì đặt nhiều mục tiêu cùng một lúc, hãy thực hiện một mục tiêu duy nhất một cách hiệu quả nhất, không sớm thì muộn, bạn sẽ thu được kết quả
Cho dù mục tiêu rõ ràng là một bước ngoặt cho thành công hay không, thì tiến bộ thực sự là một cách tiếp cận từng bước vừa tự nhiên vừa gọn gàng. Với "tư duy mục tiêu", một khi thói quen được tạo ra, bạn sẽ dễ dàng tiến về phía trước.
Nguồn CafeF
0 comments:
Đăng nhận xét