Việc suy nghĩ thường xuyên về một vấn đề giúp cho bộ não linh động hơn, phân tích thông tin nhanh hơn và ghi nhớ cũng tốt hơn. Nhưng nếu bạn cảm thấy không thể ghi nhớ quá nhiều thông tin một lúc, quy tắc này sẽ giúp được bạn rất nhiều.
Việc học tập có 2 điều cơ bản nhất: sự lặp lại và sự kết nối thông tin mới với kiến thức hiện có. Mục đích cuối cùng của việc học cũng chỉ là áp dụng những kiến thức vào giải quyết vấn đề, mà để vận dụng được bạn phải có một sự “ưu ái” đặc biệt dành cho những thông tin đó để chúng liên tục “nảy số” trong đầu.
Việc suy nghĩ thường xuyên về một vấn đề giúp cho bộ não linh động hơn, phân tích thông tin nhanh hơn và ghi nhớ cũng tốt hơn. Nhưng nếu bạn cảm thấy không thể ghi nhớ quá nhiều thông tin một lúc, quy tắc này sẽ giúp được bạn rất nhiều.
Quy tắc 50/50
“Những người nói rằng anh ta đã nghĩ ra rồi nhưng không biết diễn đạt thế nào thì thường là anh ta chẳng có ý nghĩ gì cả” – Morter Adler.
Cách tốt nhất để học hỏi, xử lý, lưu giữ và ghi nhớ thông tin là học một nửa thời gian và một nửa thời gian còn lại dành để chia sẻ thông tin đó. Ví dụ bạn đang đọc một cuốn sách, hãy cố gắng đọc 50% thôi và thử nhớ lại nội dung đó, viết xuống hoặc kể lại cho ai đó.
Tâm trí chúng ta không khác gì những cơ bắp, càng tập luyện thì nó lại càng khỏe mạnh. Chia sẻ, giải thích thông tin cho người khác vẫn luôn là cách tốt nhất để hiểu sâu một vấn đề. Theo một nghiên cứu, người học giữ lại khoảng 90% những gì họ học được khi họ giải thích / dạy khái niệm này cho người khác hoặc sử dụng nó ngay lập tức.
Khi bạn chia sẻ, bạn nhớ tốt hơn. Nó thách thức sự hiểu biết của bạn và buộc bạn phải suy nghĩ. Vì vậy, nếu có cơ hội, đừng ngần ngại chia sẻ những kiến thức này với người khác, dù họ là ai, dù bạn đã đạt trình độ chuyên gia hay chưa… Ngay cả khi không biết chia sẻ với ai, bạn cũng có thể viết thành blog, làm video up lên youtube… Việc làm này không chỉ tốt cho người khác mà còn bổ trợ rất nhiều cho sức khỏe não bộ.
Quy tắc này cũng có điểm tương đồng với kỹ thuật Feynman. Richard Feynman là một nhà vật lý từng đạt giải thưởng Nobel và ông cũng nổi tiếng bởi khả năng minh họa rõ ràng các chủ đề khó hiểu như vật lý lượng tử cho hầu hết mọi người. Bằng việc sử dụng các thuật ngữ đơn giản, ông có thể nhanh chóng xác định các lỗ hổng trong kiến thức của mình và khắc phục chúng.
Áp dụng cho mỗi người
Bạn nên viết lại những gì đã được nghe, được học sau mỗi buổi học. Thậm chí, khi chỉ mới đọc được một nửa cuốn sách cũng hãy thử dừng lại và viết xuống xem, cách này còn giúp bạn nhớ nhiều hơn bởi vì khi đọc tiếp, bạn buộc phải nhớ lại lần nữa những điều đang dang dở để gắn kết với phần thông tin tiếp theo.
Trong cuốn sách “The Little Book of Talent: 52 Tips for Improving Your Skills” của mình, Daniel Coyle đã giải thích: “Nghiên cứu cho thấy rằng những người theo chiến lược B (đọc mười trang cùng một lúc, sau đó đóng sách và viết tóm tắt một trang) nhớ lâu hơn 50% thời gian so với những người theo chiến lược A (đọc mười trang bốn lần liên tiếp và cố gắng ghi nhớ chúng). Điều này có thể lý giải bởi một nguyên nhân sâu sắc: Học là vươn tới. Việc đọc một cuốn sách một cách thụ động là quá trình tương đối dễ dàng và người ta sẽ nhanh chóng cho chữ nghĩa trôi qua một cách nhẹ nhàng.
Mặt khác, đóng sách lại và viết một bản tóm tắ tbuộc bạn phải tìm ra những điểm chính (một tầm với), xử lý và sắp xếp những ý tưởng đó sao cho hợp lý (tiếp cận nhiều hơn) và thể hiện những điều đó trên giấy. Phương trình này luôn luôn giống nhau ở tất cả mọi người: Đạt nhiều hơn bằng với việc học nhiều hơn”.
Các nhà nghiên cứu cũng cho hay, sử dụng bút và giấy tạo ra một liên kết nhận thức mạnh mẽ hơn với tài liệu so với việc chỉ ngồi gõ trên máy tính. Mặc dù việc gõ máy tính có thể nhanh hơn, viết được nhiều hơn nhưng nó cũng khiến đầu óc ít ling độn hơn. Vì thế, hãy cố gắng trang bị cho mình một cuốn sổ tay và chiếc bút nhỏ gọn để ghi chép lại bất cứ thứ gì cần thiết.
Nguồn CafeF
0 comments:
Đăng nhận xét