Đời người dài như vậy, bạn sẽ luôn phải dùng một khoảng thời gian không tự do để đổi lấy sự tự do cho phần còn lại của cuộc sống.
1. Luôn viện cớ
Oscar Wilde, một nhà văn nổi tiếng của Ireland từng nói: "Một khi bạn tìm thấy một cái cớ cho sai lầm của mình, bạn sẽ sớm tìm thấy một trăm lời bào chữa khác cho mình."
Làm sai một việc, bạn phải sử dụng rất nhiều lý do để bào chữa cho lỗi lầm đó, rồi sau đó lại phải sử dụng vô số lời giải thích các sơ hở trong lý do đó.
Tại West Point, học viện quân sự Hoa Kỳ, nơi nổi tiếng là cái nôi của nhiều danh tướng, các học viên luôn dùng 4 câu này khi đáp lại cấp trên:
"Báo cáo trưởng quan, đúng."
"Báo cáo trưởng quan, không đúng."
"Báo cáo trưởng quan, không biết."
"Báo cáo trưởng quan, không có bất kì lời bào chữa nào."
Ngoài ra, không nói nhiều hơn một từ.
Bởi vì thứ các sĩ quan muốn chỉ là kết quả chứ không phải lải nhải hay tranh luận dài dòng.
"Không có bất kì lời bào chữa nào", nghe có vẻ lạnh lùng, vô tình, nhưng một cái cớ dù có tuyệt vời tới đâu cũng không có ích gì cho việc giải quyết vấn đề.
Những người muốn làm việc luôn đi tìm phương pháp, cách giải quyết, còn những người không muốn làm lại luôn đi tìm lý do.
Thế giới không có đường tắt, chỉ có người "nghĩ tắt".
2. Sợ hãi
Trên mạng có một câu hỏi: Tại sao càng sợ thất bại càng dễ thất bại?
Có một bình luận nhận được rất nhiều like như sau:
"Ngay cả khi bạn có thành công, bạn cũng sẽ có xu hướng quên chúng một cách có chọn lọc, thay vào đó ghi nhớ những thất bại, rồi sợ hãi và cảm thấy rằng thành công của bạn chỉ là một sự may mắn, còn thất bại thì là một điều rất hiển nhiên."
Trên thực tế, thất bại là một quá trình và là một sự đầu tư cần thiết trong cuộc sống.
Các nhà toán học thường gọi thất bại là "tỷ lệ xác suất", còn các nhà khoa học gọi đó là "thử nghiệm". Nếu không có thất bại thì cái gọi là "thành công" sẽ nằm ở đâu?
Ngôi sao quần vợt Serena Williams từng nói:
"Định nghĩa một nhà vô địch, không phải là xem họ đã thắng bao nhiêu trận, mà là xem họ có thể đứng lên được sau bao thất bại hay không."
Nếu cuộc sống là phải có thất bại thì hãy nhanh chóng thất bại, thất bại để tìm ra một khả năng lớn hơn, trở thành một phiên bản tốt hơn.
3. Do dự
Johann Wolfgang von Goethe, vĩ nhân người Đức nói: "Một người do dự sẽ không bao giờ tìm thấy câu trả lời tốt nhất, bởi vì cơ hội sẽ vuột mất trong khoảnh khắc do dự đó."
Do dự là nhân tố có quán tính lớn nhất trong cuộc sống. Hàng ngàn người dù nổi trội về năng lực nhưng lại luôn để vuột mất cơ hội và trở nên tầm thường vì sự do dự của mình.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe thấy, hoặc chính bản thân chúng ta cũng đã từng thốt ra:
"Mình có làm được không?"
"Nếu sai thì phải làm sao?"
"Nếu không thành công thì phải làm sao?"
Hết cái nếu này tới cái nếu khác, cuối cùng nó sẽ trở thành "không có kết quả".
Nhà thơ người Anh, Robert Bridges từng nói: "Nếu bạn chỉ muốn ổn định, không bao giờ sải cánh bay cao, vậy thì cuộc sống sẽ mất đi ý nghĩa của nó."
Sống trên đời, cần một chút tinh thần mạo hiểm.
Sự quyết đoán là một lá bài quan trọng trong cuộc sống, còn mọi sự do dự đều chỉ là chấp mê bất ngộ.
4. Nhiệt huyết nhất thời
Cách đây một thời gian, tôi có giúp một người bạn chuyển nhà, phát hiện sách trên giá của cô ấy phủ một lớp bụi rất dày.
Trên giá cũng dán một kế hoạch đọc sách từ hồi đầu năm, nhưng cuốn "Những người khốn khổ" cùng mua với tôi ba tháng trước, cô ấy mới chỉ lật được hai trang đầu vào cái hôm mua về.
Mọi người đều làm việc và quyết định theo kiểu "tùy hứng", chuyện mà ai cũng có thể kiên trì lâu nhất chính là "không kiên trì nổi".
Phần lớn các thất bại đều đến từ việc"bỏ dở giữa chừng.
Cuộc sống là một cuộc đua marathon dài đòi hỏi sự kiên nhẫn, thay vì chạy nước rút để thành công nhanh chóng.
Ono Jiro, vị thần của sushi của Nhật Bản vẫn đang làm sushi ở tuổi 90.
Ông có một câu nói rất đáng được chia sẻ: "Tinh thần của một người làm việc đó là chỉ làm một việc trong đời, và làm điều đó đến cùng."
Kiên trì là cách tốt nhất để đạt được những điều tốt đẹp.
Điều hạnh phúc nhất trên thế giới đó là mọi thứ mà bạn muốn sau cùng đều thuộc về bạn nhờ vào chính sự kiên trì và chăm chỉ của bạn.
5. Sợ bị từ chối
Giám đốc nhân sự của Alibaba, công ty của tỷ phú Jack Ma đã tiết lộ các yêu cầu cơ bản để tuyển dụng, một trong số đó là: "Phải cứng rắn, không được quá mỏng manh dễ vỡ, chuyện gì đã qua cứ để nó qua, đừng để nó biến thành nút thắt trong lòng."
Nhiều người có "lòng tự trọng" quá lớn, quá để ý tới sĩ diện, vì vậy, khi đối mặt với việc có thể bị từ chối, họ sẽ mất đi can đảm để thử.
"Không có gì" không hề khủng khiếp, khủng khiếp là có một trái tim mong manh dễ vỡ.
Đừng để lòng tự trọng không cần thiết hủy hoại tương lai của bạn.
Tất cả những nỗi đau và tủi thân đều chỉ là bàn đạp giúp bạn rắn rỏi, kiên cường hơn.
6. Trốn tránh hiện thực
Có một câu nói rất hay: Con người, có thể trốn tránh thực tại, nhưng không thể trốn tránh được cuộc sống.
Mỗi chúng ta đều mong muốn được sống tự do, không ràng buộc nhưng ta lại chỉ có thể từ từ trưởng thành trong thực tế.
Trốn tránh thực tại rất đơn giản, chỉ cần từ bỏ là được, từ bỏ ý nghĩ phải trở nên mạnh mẽ hơn, từ bỏ quyết tâm phải trở nên tốt đẹp hơn….
Nhưng thế giới sẽ không thiên vị với bất kỳ ai, đường vẫn phải tự mình đi, sớm từ bỏ những điều quý giá, tương lai sẽ chỉ khó khăn hơn mà thôi.
Đời người dài như vậy, bạn sẽ luôn phải dùng một khoảng thời gian không tự do để đổi lấy sự tự do cho phần còn lại của cuộc sống.
Cứ sống uổng phí bạn sẽ phải trả giá gấp ngàn lần trong tương lai.
Tương tự như vậy, sống mà làm việc chăm chỉ, tới cuối cùng sẽ đón nhận những bông hoa rực rỡ của riêng mình.
Đời người không có nhiều lới tắt, nhưng nhớ kĩ 6 nguyên nhân gốc rễ biến bạn trở thành một kẻ vô dụng, có lẽ cuộc sống của bạn sẽ ung dung và bình thản hơn rất nhiều.
Nguồn CafeF
0 comments:
Đăng nhận xét