Bước vào tuổi trung niên, không chỉ cần phải hiểu gánh vác và trách nhiệm, học cách khoan dung đại lượng, mà càng phải biết “sợ một chút”.
1. Sợ "uống rượu"
Cơ thể của mình chỉ có mình biết, xảy ra vấn đề gì mình là người khó chịu.
Một người đã trải qua gần nửa cuộc đời, cơ thể tất nhiên không thể sánh được với thanh niên trai tráng.
Bác sĩ nói rằng một lần say rượu, gánh nặng trên gan tương đương với bệnh viêm gan cấp tính.
Không ép rượu, anh em tốt nên cùng nhau "sợ"!
Đến tầm tuổi này rồi, ai chẳng có lúc cùng anh em bạn bè "nhậu nhẹt", nhưng uống rượu phải có chừng mực, cứ cầm ly lên là uống, chỉ khiến cho những người khác được đà, hãy họch các từ chối và khống chế liều lượng.
Bước vào tuổi trung niên, tu thân dưỡng tính là quan trọng nhất, trà sách làm bạn hiền, mới là con đường tu dưỡng sáng suốt nhất.
Không uống rượu "khích tướng"
Trên bàn nhậu, luôn tồn tại những người lời ra tiếng vào khích bác người khác, lúc còn trẻ, sĩ diện cao, nhất định phải phân cao thấp.
Đến tuổi trung niên rồi mới biết, khí phách là tự mình cho mình, sĩ diện hão chẳng qua là vật ngoài thân.
Bạn không uống, vậy thì đã sao?
Người trung niên, thực ra sợ bệnh tật hơn bất kì ai, sợ chết hơn bất kì ai.
Tham sống, là bởi sống thì mới có hi vọng; sợ chết, là bởi vì lúc này mới biết rằng, con người, không chỉ sống vì bản thân.
2. Sợ "háo thắng"
Không hơn thua tiền bạc
Con người, nếu không biết thỏa mãn, có nhiều tiền tới đâu cũng sẽ không vui vẻ; kẻ biết thỏa mãn là kẻ hạnh phúc nhất.
Sống đến tuổi này, cần phải biết một đạo lý: tiền không mua được hạnh phúc, không mua được vui vẻ.
Chỉ cần ổn định cuộc sống trước mắt, tiền, không cần quá nhiều, càng không cần phải đi so sánh với người khác, tĩnh tâm lại, nghĩ xem mình thực sự muốn gì?
Không hơn thua con cái
Con cái ắt có phúc của con cái, ắt có con đường riêng của chúng, không cần phải so sánh con mình với con nhà người ta.
Con nhà người ta có tốt tới đâu cũng không ai yêu thương mình bằng con mình.
Càng về sau càng hiểu rõ một điều rằng con cái mạnh khỏe, hạnh phúc chính là niềm vui lớn nhất của cha mẹ.
Không hơn thua nhà cửa
Nhà to nhỏ không quan trọng, cả nhà vui vẻ đàm ấm quây quần bên nhau mới là nhất.
Nhà ở chỗ vị trí đắc địa hay không không quan trọng, quan trọng là vị trí của người thân trong lòng.
Nhà có nội thất xịn xò hay không không quan trọng, tiếng cười mới là thứ nội thất đẹp đẽ nhất trên thế gian.
3. Không "kiêng nể" thân thích
Không kiêng nể người thân chỉ biết lợi trước mắt
Nghèo giữa phố chẳng ai đoái hoài, giàu trong rừng sâu vẫn có người thăm hỏi.
Có những thân thích, luôn khiến người khác cảm thấy bất lực, họ tới nhà bạn không phải là để bồi đắp tình cảm mà là vì lợi ích của bản thân.
Lúc bạn thuận lợi, họ vây quanh bạn, lúc bạn khó khăn, họ bàng quan đứng nhìn.
Cao thì bám, thấp thì dẫm đạp, nếu khi còn trẻ không thể tự mình làm chủ hay không thể không nể tình thân, thì đến cái tuổi này rồi, cảm thấy ai không đáng để nể thì không cần nể.
Không kiêng nể thân thích chỉ biết tính toán so đo
Những thân thích kiểu vậy, thấy lợi là nhào vô, tất cả vì lợi lộc của mình, vì một chút lợi trước mắt mà quên đi tình nghĩa anh em bao nhiêu năm trời, bị lợi ích che mờ đôi mắt.
Những thân thích như vậy, vì lợi ích mà dối trá hết lần này tới lần khác.
Kiểu múa rìu qua mắt thợ này, một người trung niên như bạn sớm đã nhìn thấu được màn kịch, chỉ là đôi khi, không muốn vạch ra, muốn giữ cho họ ít thể diện mà thôi.
4. Sợ "tức giận"
Khi còn trẻ, lúc nào cũng mang trong mình tâm thái đầu đội trời chân đạp đất, ta là nhất, gặp việc bất bình, lớn tiếng đòi công bằng, gặp người không vừa mắt là phải dằn mặt ngay, mình vui là được.
Bước vào tuổi trung niên, mới phát hiện ra, bản thân càng ngày càng trở nên độ lượng, khoan dung, biết nhịn, và đã không còn muốn tức giận nữa, bởi lẽ, chịu được ấm ức, tủi thân là biểu hiện của sự trưởng thành.
Lúc này mới hiểu rằng, có nhiều chuyện, cần mình từ từ đi tiêu hóa, tự nói với mình rằng mình phải dần dần hòa giải với thế giới này.
Nguồn CafeF
0 comments:
Đăng nhận xét