Chửi thề không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, mà nó còn có tác động tích cực đến cuộc trò chuyện của bạn với người khác.
Dám chắc chúng ta đều có một đến một vài người bạn thường hay chửi thề, nói bậy trong mỗi cuộc vui. Hoặc dễ thấy nhất là trong các đoạn chat messenger, zalo, chí ít ta đều chửi thề và gửi theo hàng chục cái icon mới bộc lộ hết được các trạng thái vui, buồn, tức giận, phấn khích.
Các nhà khoa học ước tính mỗi ngày những lời thô tục được mọi người thốt ra chiếm từ 0,5 đến 0,7% trong lượng từ ngữ sử dụng. Số lượng này có thể cao/thấp hơn phụ thuộc vào người sử dụng, ngữ cảnh và thói quen sống. Đồng ý rằng nếu chúng ta cứ đứng chửi thề nơi công cộng thì rất kém văn hoá, mất mỹ quan nhưng nếu trong điều kiện "thiên thời, địa lợi, nhân hoà", bạn có thốt ra vài câu "bậy" một chút cũng không có vấn đề gì. Ngược lại, khoa học còn chứng minh, những người thường xuyên chửi thề đều hạnh phúc hơn, khoẻ mạnh hơn và cực kỳ tốt bụng.
Các nhà khoa học ước tính mỗi ngày những lời thô tục được mọi người thốt ra chiếm từ 0,5 đến 0,7% trong lượng từ ngữ sử dụng.
Tôi có một người chị được gọi là người con gái đúng chuẩn Á Đông "cầm, kỳ, thi, hoạ", luôn duyên dáng từ cách đi đứng, nói cười. Hầu như trên gương mặt chị chưa bao giờ thể hiện một cảm xúc nào khác ngoài một điệu cười cộp mác "thân thiện". Tôi luôn thầm hỏi có bao giờ chị bức xúc, bực mình hay khó chịu về vấn đề nào trong cuộc sống không nhỉ? Người ở gần chị lâu sẽ không thấy cuộc đời chị bình thường mà nó rất "nhạt" và vô vị.
Cho đến một hôm, chị gọi điện tôi lên tầng thượng chung cư tâm sự vài chuyện, hoá ra ở cơ quan chị bị đồng nghiệp chơi "xỏ" một phi vụ hợp đồng rất đau, giá trị lên đến vài tỷ đồng, chưa kể cả chục chuyến đi nước ngoài công tác. Kể xong, chị vẫn cười, bảo chị không sao. Tôi mới đánh liều bảo rằng chị bực mình thì cứ thể hiện ra chứ có việc gì vui đâu mà cười, rõ ràng là "rất có sao" chứ không phải là "không sao".
Chữ "không sao" của chị nghe nhẹ quá, chị cứ thử gào to lên xem nào, xem như được trút hết tất cả nỗi lòng mình ra cho mây trời cuốn đi hết. Cuối cùng, tôi cũng đã dạy chị chửi thề thành công, mà lại còn buông ra một câu rất to, rất rất to. Chị kết luận: "Sướng thật em ạ!".
Theo bác sĩ điều trị về tâm thần Neel Burton tại Oxford, Anh: "Chửi thề có thể giúp bạn tăng lưu thông máu, tăng endorphin, đem lại cảm giác bình tĩnh hơn, kiểm soát cơn giận nhanh hơn và hạnh phúc hơn." Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng việc nói bậy là điều ai cũng đã làm trong đời và không phải là một việc xấu. Nếu bạn cho rằng những ai thường xuyên buông ra những lời nói bậy là những người kém trong khoản chịu đựng các cơn sốc, bực bội thì điều đó là hoàn toàn sai.
Những người hay nói bậy cũng là những người bộc trực và thẳng thắn, có gì nói đấy và thể hiện "ngay và luôn", không hề có khái niệm về "thảo mai" hay "lươn lẹo".
Nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học thế giới đã phát hiện ra rằng, những người lặp đi lặp lại lời nói bậy có thể giữ tay họ trong nước lạnh lâu hơn 50% so với những người không dám chửi thề, kiệm lời. Thật ra, có thể xem việc nói tục là cách bày tỏ sự tức giận, buồn bực hay đau đớn hiệu quả, làm giảm bớt sự ức chế cho hệ thần kinh mà không phải sử dụng đến bạo lực thể xác. Bạn thường hay thấy điều gì ở những kẻ sát nhân? Có phải là những gương mặt trông rất hiền lành, "ở nhà rất thân thiện với hàng xóm", thậm chí một con kiến còn không dám giết tại sao lại đi giết người được cơ chứ?
Rõ ràng những người kiệm lời, ít nói sẽ không bao giờ biết cách thể hiện được rõ ràng cảm xúc của bản thân để những người thân xung quanh "biết mà chiều chuộng". Chửi thề cũng là một cách giao tiếp hiệu quả và tăng tính thuyết phục khi tranh luận.
Tờ BBC viết: "Bằng cách chửi thề, chúng ta không chỉ truyền đạt ý nghĩa của câu nói, mà ta còn thể hiện cảm xúc của mình về một vấn đề gì đó. Nó cũng cho phép chúng ta bày tỏ sự giận dữ, kinh tởm, đau đớn, hay ngỏ ý muốn người khác đi đi mà không cần phải động tay động chân".
Những người hay nói bậy cũng là những người bộc trực và thẳng thắn, có gì nói đấy và thể hiện "ngay và luôn", không hề có khái niệm về "thảo mai" hay "lươn lẹo". Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra những người tham gia sử dụng lời nói tục tĩu và họ đã thực hiện một thang điểm dối trá, đó là một loạt các đánh giá đặt ra các câu hỏi dư thừa để xác định tính trung thực của một người. Nghiên cứu tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa những người hay chửi thề và mức độ trung thực của họ.
Nguồn Thethaovanhoa
0 comments:
Đăng nhận xét