Trong một thế giới lý tưởng, tiềm năng thăng tiến của chúng ta sẽ ít liên quan đến tính cách mà nó sẽ liên quan đến khả năng làm việc của bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, một số loại tính cách nhất định có thể khiến bạn có cơ hội thăng tiến hơn so với những người khác. Ngược lại 6 kiểu người này sẽ thường bị lãng quên và ít có cơ hội được tiến cử.
1. Thích buôn chuyện
Tất nhiên, những người có khả năng giao tiếp mạnh mẽ thường nhận được sự chú ý tích cực từ sếp của họ. Tuy nhiên, nếu định nghĩa của bạn về "giao tiếp tốt" đó là việc hay đi lan truyền những thông tin sai lệch và dành thời gian rảnh của bạn để tán gẫu với đồng nghiệp, thì bạn đã hoàn toàn mất điểm trong mắt lãnh đạo rồi đó.
2. Luôn ôm đồm công việc vượt quá tầm kiểm soát
Các nhân viên làm việc hiệu quả sẽ luôn tìm cách đáp ứng các yêu cầu từ người quản lý của họ bất cứ khi nào khả thi. Nhưng những người thích đảm nhận mọi thứ vượt quá khả năng của họ và không biết lên tiếng để tìm sự giúp đỡ, thì họ lại thuộc kiểu người thiếu chuyên nghiệp và thích nịnh bợ trong khi bản thân không đủ năng lực.
3. Không biết tiếp thu
Nhân viên thường xuyên từ chối đề xuất của đồng nghiệp, hay phàn nàn về công việc mà không biết tìm cách giải quyết. Những người đó sẽ khó nhận được cái nhìn tích cực từ đồng nghiệp và hiếm khi được quản lý của họ quan tâm, đề bạt.
4. Không biết nhìn nhận sai lầm của mình
Một phần quan trọng để trở thành một người được yêu quý trong nhóm bao gồm việc chịu trách nhiệm về những sai lầm của bạn và xem điểm yếu của bạn là gì thông qua cái nhìn thực tế. Nếu bạn luôn thường xuyên coi mình là nạn nhân và thường xuyên đổi lỗi cho người khác khi có vấn đề xảy ra. Thì bạn sẽ khó có được niềm tin của đồng nghiệp. Những người sẽ giúp ích trong việc tạo lòng tin của sếp đối với bạn.
5. Không biết kiềm chế cảm xúc
Những cơn giận dữ thực sự không phải là những gì một người khôn ngoan nên bộc lộ trước mặt mọi người. Chúng ta được đào tạo để trở thành những người biết kiềm chế cảm xúc và lan tỏa những thái độ tích cực đến mọi người. Nhưng một số nhân viên không nhận ra điều này, thay vào đó họ chọn cách giải phóng sự tức giận của họ đối với những đồng nghiệp vô tội. Các nhà quản lý có vấn đề về tính khí sẽ tạo ra một bầu không khí sợ hãi trong lòng nhân viên. Điều này chỉ mang lại những kết quả tiêu cực và khiến cho công ty không phát triển được.
6. Tự cao
Nhà tuyển dụng chắc chắn luôn tìm kiếm những người nhân viên có kiến thức với sở thích tìm hiểu và chia sẻ thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang thường xuyên đưa ra ý kiến và bắt đồng nghiệp sửa đổi theo ý mình khi không được yêu cầu.
Khăng khăng rằng các ý tưởng và chiến lược của bạn là tốt hơn nhiều so với các đồng nghiệp khác thì bạn cần xem xét lại và thay đổi bản thân ngay hôm nay đi. Vì mọi suy nghĩ và cách làm của bạn đều là tự bản thân bạn nghĩ rằng nó tốt chứ không hề có bất kì chứng cứ xác thực nào. Và việc bạn nghĩ rằng bạn là người thông minh nhất trong phòng có khả năng khiến bạn bị đồng nghiệp và sếp xa lánh, làm lung lay vị trí của bạn khi có cơ hội được thăng chức.
Theo Trí thức trẻ/Business insider
0 comments:
Đăng nhận xét