19 thg 7, 2019

Những kẻ thất bại đều mang trong mình 3 tật xấu này

Những người qua loa, làm việc không tỉ mỉ, cẩn thận thường sẽ thất bại, “bỏ dở giữa chừng”, khó mà thành công được.

Tăng Quốc Phiên là một quan lại nổi tiếng của nhà Thanh, Trung Quốc, ông cũng được vinh danh là "người thập toàn thập mỹ nhất tự cổ chí kim", không chỉ có học thức, biết xử thế, bình thiên hạ mà chính trị và quân sự cũng đều rất rành.

Trong cuốn "Băng giám" ông có viết một câu như sau: "Thuần thô vô chu mật, bán đồ bất khí."

Tăng Quốc Phiên cho rằng những người qua loa, làm việc không tỉ mỉ, cẩn thận thường sẽ "bỏ dở giữa chừng", khó mà thành công được.

Có thể tổng kết ra 3 đặc điểm của một kẻ thất bại như sau:

1. Qua loa, đại khái
Có một câu nói rằng: "Chi tiết quyết định thành bại"

Cái gọi là "Chạy buồm xem gió", "làm khi lành để dành khi đau" muốn nói một người có tính cách tỉ mỉ, cẩn thận mới đi được ổn định, đi được xa. Còn người qua loa, đại khái, luôn xem nhẹ chi tiết tự nhiên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Vào thời Chiến Quốc, tướng quốc của nước Ngụy Bạch Gia khi làm công tác trị thủy đều làm rất cẩn thận, đặc biệt rất giỏi trong việc xây dựng đê điều.

Bí quyết trị thủy của Bạch Gia chỉ có 2 điều, một là chăm tra xét, chăm đắp bù, hai là thường xuyên tuần tra, chỉ cần phát hiện ra lỗ hổng nào, dù là lỗ hổng nhỏ như con kiến cũng phải cho người đi bịt lại.

Lỗ có nhỏ tới đâu nhưng một khi rỉ nước sẽ khó tránh bị dòng nước phá vỡ, lỗ nhỏ thành hố to, dễ dẫn tới thiên tai.

Các chi tiết nhỏ nếu không chú ý, cũng có thể gây ra một sai lầm lớn.

Muốn nhận biết một người cẩn thận, tỉ mỉ, hãy quan sát anh ta trước khi họ làm việc gì đó.

Một người trông có vẻ cẩn thận nhưng thực ra lại là người qua loa đại khái cũng khó mà được sự tín nhiệm của người khác.

2. Lười biếng
Giữa khó khăn và ổn định, lựa chọn ổn định là bản năng của mỗi người, việc khắc phục sự lười biếng trước giờ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.

Theo cuốn "Thanh Sử" ghi chép, Tăng Quốc Phiên khi còn trẻ cũng là một thanh niên khá lười biếng. Nhưng sau đó ông đã quyết định tu chí lập thân, không là một thánh nhân cũng phải là một hiền triết.

Vì muốn khắc phục tính lười biếng của mình, ông áp dụng hai cách: một là viết nhật kí, hai là dậy sớm.

Ông nói muốn "cai" được chữ "lười", việc đầu tiên là không được dậy muộn, tham ngủ là khởi nguồn của mọi sự lười biếng.

Tăng Quốc Phiên thực ra không phải là một người có tư chất thông minh, vì vậy mà mỗi ngày, ông đều đọc sách từ lúc bình minh cho tới hoàng hôn, luôn nỗ lực, chăm chỉ học hành, cuối cùng, trong kì thi khoa cử lựa chọn quan lại, ông đứng thứ 42.

Khắc phục sự lười biếng, đây không phải là chuyện một sớm một chiều, cần phải trải qua một quá trình khổ luyện dài mới có thể đánh bại được những thói quen xấu, hình thành thói quen chăm chỉ.

Chăm chỉ không thể ngay lập tức mang tới cho bạn thành công, nhưng chắc chắn có thể biến bạn thành một người tốt hơn.

3. Cẩu thả, vội vàng
Tăng Quốc Phiên cho rằng làm việc cần phải ổn định, thận trọng, không được vì muốn nhanh chóng lập công mà làm việc cẩu thả, tắc trách.

Ông nhấn mạnh vào hai từ "ổn định" và "thận trọng".

"Nhân dĩ thu toàn công, cầu tốc hiệu vọng vu đệ, ngộ sở vọng giả nhất ổn tự nhi dĩ, bất cầu tốc, bất cầu toàn dã."

Tăng Quốc Phiên nói rằng không có con đường thành công nào là nhanh chóng, cũng không nên lúc nào cũng chỉ chăm chăm muốn lập công, bình tĩnh và thận trọng mới là bí quyết để thành công.

Nhanh nhảu là kẻ địch lớn của thành công, lo lắng sẽ chỉ làm gia tăng mâu thuẫn và khiến mọi thứ trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn.

Làm sao mới có thể trở thành kẻ thắng cuộc?

Đáp án thường thấy cho câu hỏi này có lẽ là một thiên tài.

Tăng Quốc Phiên khi còn trẻ tư chất không hề giỏi giang, về mặt trí nhớ lại càng phải nỗ lực hơn rất nhiều. Nhưng, thiên tài không thể trở thành một người "thập toàn thập mỹ", còn người bình thường lại có thể.

Thành công không chỉ dang tay chào đón những thiên tài, mà còn mở đường cho những người bình thường nhưng luôn chăm chỉ và nỗ lực.

Nguồn CafeBiz

0 comments:

Đăng nhận xét