27 thg 8, 2019

"3 không hỏi, 4 không ăn, 5 không chạm": Thuật xử thế trí tuệ của cổ nhân, nghìn năm sau vẫn còn nguyên giá trị

"Tam bất vấn, tứ bất cật, ngũ bất mô" nghĩa là "ba không hỏi, bốn không ăn, năm không chạm" chứa đựng tinh hoa triết học và lời nhắn nhủ sâu sắc của người xưa.

Ba không hỏi

Đầu tiên, không nên hỏi về mức thu nhập của người khác. Ngày này trong xã hội ngày càng phát triển, nguồn thu nhập của mỗi cá nhân thể hiện một bản lĩnh của cá nhân ấy. Người Việt Nam vào mỗi dịp có cơ hội tụ tập đông đủ mọi người thường hay có thói quen hỏi về lương lậu của người này người kia.

Đôi khi nó chỉ là xuất phát từ sự quan tâm, hoặc sự tò mò, nhưng khi bạn hỏi về thu nhập của họ đồng nghĩa bạn đang chạm đến bản lĩnh cá nhân của họ sẽ khiến người đó không có thiện cảm với bạn. Thậm chí bạn đã vô tình tự làm mình buồn vì có thể bản thân, hoặc con cái bạn chưa đạt được mức lương như thế.

Ở các nước phương tây, mức lương của một nhân viên trong công ty là bảo mật, nếu cá nhân đó làm lộ ra ngoài có thể sẽ bị đuổi việc. Chính vì thế mà chúng ta không nên hỏi về thu nhập của người khác.

Thứ hai là không hỏi về tuổi tác. Không chỉ người nước ngoài mà người Việt Nam đều rất kỵ khi hỏi về tuổi tác, đặc biết là phụ nữ, khi bạn hỏi về tuổi tác người ta sẽ cảm thấy bạn đang nhạo báng người ta. Những quốc gia theo đạo giáo, thì câu hỏi này cực kỳ tối kỵ vì họ đang theo đuổi sự trường thọ.

Thứ ba là không hỏi về xuất thân của người khác. Chúng ta sinh ra không ai có quyền được chọn về cha mẹ và xuất thân của mình. Khi bạn hỏi về xuất thân của người khác sẽ tạo cho người ta cảm giác bạn không tôn trọng họ. Chính về thế mà không nên hỏi về xuất thân của người khác.

Bốn không ăn

Đầu tiên là không ăn thịt chó. Tất cả chúng ta đều biết rằng chó là người bạn trung thành nhất của loài người, nó là con vật rất linh hoạt và thông minh, gần gũi với đời sống hàng ngày của con người, nó còn biết trông giữ nhà cửa, vì vậy mà không nên ăn thịt chó.

Thứ hai là không nên ăn thịt bò. Từ xưa con bò đã trở thành một biểu tượng sức mạnh trong lao động, giúp đỡ con người việc đồng áng. Ngày xưa việc giết mổ trâu bò là phạm pháp, vì vậy mà không nên ăn thịt bò.

Thứ ba là không ăn cá đối bởi chúng là loài hiếu thảo nhất. Cá đối nhỏ thà hy sinh bản thân bơi vào miệng của cá đối mẹ để chúng lấp đầy cơn đói. Chính vì tấm lòng hiểu thảo của chúng mà không nên ăn thịt nó.

Thứ tư là không ăn thịt chim nhạn. Đây là một loại chim cực kỳ chung thủy, nếu như đối phương chết thì bên kia sẽ sống một mình đến già, chính vì vậy mà không nên ăn thịt chúng.

Năm không chạm

Năm không chạm là chỉ chiếc rìu của người thợ mộc, chiếc kéo của thợ may, con dao của bậc thầy cạo râu, hành lý của bọn côn đồ và thắt lưng của phụ nữ.

Ba vật đầu tiên chúng ta đều hiểu rất rõ, vì những dụng cụ này là công cụ kiếm cơm của những người thợ, họ dựa vào những vật dụng này để hỗ trợ gia đình họ. Những công cụ này rất sắc bén nếu bạn chạm vào chúng có thể chúng sẽ gây tổn thương cho bạn.

Hơn nữa, đối với những người thợ này, hành động mà bạn chạm vào đồ nghề của họ là một sự thiếu tôn trọng đối với họ. Mặt khác, nếu bạn vô tình làm chúng bị hỏng thì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến miếng cơm manh áo của họ. Chính vì thế mà bạn không nên chạm vào chúng.

Tại sao chúng ta lại không được chạm vào hành lí của bọn lưu manh? Mọi người đều biết, bọn lưu manh có cuộc sống đơn độc, không có gì phải lo lắng, khi ra ngoài họ thường mang theo những tài sản quí giá nhất ở trong hành lí, nếu bạn vô tình chạm vào hành lí của họ, họ sẽ cư xử rất thô lỗ với bạn, chính vì thế mà không nên chạm vào hành lí của họ

Điều này không cần phải nói thì ai ai cũng hiểu thắt lưng của người con gái là vô cùng quan trọng, người khác giới không thể tùy tiện chạm vào. Từ thời xa xưa, khi mà còn chế độ trọng nam khinh nữ, hình tượng của người con gái cực kỳ quan trọng, chỉ cần một hành động bất cẩn có thể sẽ phá hỏng đi hạnh phúc cả đời của họ. Ngày nay trong xã hội hiện đại chạm vào thắt lưng của người phụ nữ cũng vẫn được cho là một hành vi thiếu tôn trọng họ, cho nên không được chạm vào thắt lưng của phụ nữ.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét