Đây chính là yếu tố tư duy quan trọng làm nên sự khác biệt thành công của mỗi người.
Mỗi khi bắt đầu mùa tuyển dụng mới, ngoại trừ các điều kiện cơ bản cần có bao gồm chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc cũng như trình độ học vấn ra, nhà tuyển dụng luôn phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố khác. Trong đó có thể bao gồm tính cách, phẩm chất con người có phù hợp với văn hóa công ty hay không, tiềm năng phát triển cũng như cả định hướng sự nghiệp có phù hợp với con đường kinh doanh hay không...
Chính vì thế, ngoại những câu hỏi cố định, người phỏng vấn thường đưa ra một số câu hỏi tình huống bất ngờ để kiểm tra năng lực ứng biến của các thí sinh. Trong trường hợp như vậy, câu trả lời của thí sinh càng linh hoạt, càng sáng tạo và có sự kết hợp tốt về mặt tư duy logic thì lại càng tạo ấn tượng tốt cho đối phương.
Tiểu Bình là một nữ sinh vừa mới tốt nghiệp đại học năm nay. Trong thời gian học tập, cô luôn để lại ấn tượng rất tốt, là một con người năng động nhiệt tình, có thành tích tốt, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, góp mặt trong nhiều sự kiện do Đoàn trường tổ chức. Có sự chăm chỉ và nỗ lực, Tiểu Bình tốt nghiệp với tấm bằng loại Ưu, nhận được rất nhiều lời khen từ thầy cô và bạn bè.
Sau một thời gian tìm kiếm công việc trên Internet, Tiểu Bình đã nhận được lời mời phỏng vấn từ một công ty lớn có tiếng qua email. Đọc kỹ các thông tin được chia sẻ, cô chuẩn bị thật kỹ những hành trang cần thiết cho cuộc phỏng vấn và có mặt tại địa điểm hẹn gặp từ sớm. Buổi phỏng vấn được nhanh chóng tổ chức. Trải qua mỗi bài test nhỏ, số lượng ứng viên lại giảm đi khá nhiều. Đến cuối cùng, tham gia phỏng vấn trực tiếp cùng nhà quản lý chỉ còn có 5 người, Tiểu Bình may mắn là một trong số đó.
Sau khi đưa ra một số câu hỏi để làm rõ thông tin của ứng viên, vị quản lý đột nhiên nói với tất cả mọi người rằng: "Trong số những người ngồi đây, ai có thể đưa ra cách giúp tôi bắt tất cả 100 chú chim cùng đậu trên cây mà không để thoát lấy một con nào?".
Câu hỏi vừa được đưa ra, cả 5 ứng viên tài giỏi đều vô cùng bất ngờ.
Một người khẽ hỏi lại: "Đây rõ ràng là vấn đề không hề liên quan tới lĩnh vực mà chúng tôi tới để phỏng vấn?".
Người quản lý nói trực tiếp với anh ta: "Nếu cảm thấy câu hỏi không phù hợp, anh hoàn toàn có thể từ bỏ."
Nghe vậy, cả 5 ứng viên không còn xôn xao nữa mà bắt đầu tập trung suy nghĩ.
Ngay sau đó không lâu, một người khác đứng dậy đưa ra câu trả lời: "Tôi có thể chuẩn bị một chiếc lưới thật to để trùm kín cả cái cây, thế là 100 con chim trên cây đều không thể thoát được."
Người phỏng vấn hỏi lại: "Anh có chắc là với chiếc lưới to như thế, tốc độ anh giăng trùm kín cả cái cây có nhanh hơn tốc độ phản ứng của lũ chim không? Đợi đến lúc anh giăng xong, chẳng lẽ lại không có con nào bay thoát?".
Ứng viên vừa trả lời im lặng cúi đầu mà không thể tiếp tục.
Sau vài phút, một ứng thứ hai tự tin nói rằng: "Tôi sẽ đốt một loại hóa chất tạo ra khí gây mê, khi nó bốc hơi lên trên cây, lũ chim ngửi được sẽ không thể cất cánh bay được nữa mà chỉ biết ngồi chờ chúng ta bắt lại từng con một mà thôi".
Vị quản lý vẫn lắc đầu, không đồng ý với cách làm này: "Loại hóa chất anh đốt có gây ô nhiễm không khí hay không? Chẳng lẽ lũ chim bị ảnh hưởng, còn chính bản thân anh thì không à?".
Ứng viên thứ hai tiếp tục vớt vát: "Tôi có thể sử dụng mặt nạ chống khí độc...".
Vị quản lý tiếp tục hỏi tới: "Vậy chi phí của nó là bao nhiêu? Số vốn anh cần bỏ ra có đảm bảo lợi nhuận thu về tương đương hay không?"
Tới đây thì ứng viên thứ hai cũng không thể tiếp tục được nữa.
Cuối cùng, đến lượt Tiểu Bình, cô khẽ nói: "Tôi có một cách khác nhanh hơn, đó là lấy máy ảnh chụp lại 100 con chim đó. Thế là chúng bị "bắt" vào bên trong rồi".
Ngay lập tức, cách tư duy mới lạ đã khiến vị quản lý ấn tượng và nở nụ cười.
Vậy vấn đề ở đây có thực sự là một câu trả lời chính xác hay không? Thường là rất khó, vì mỗi tình huống xảy ra, cộng thêm vô số tác động ngoại cảnh, những điều kiện khách quan và chủ quan khác, chúng ta đều có thể tìm ra nhưng phương án khác nhau để giải quyết. Giống như việc không ai quy định phải giải 1 bài toán theo 1 cách làm cố định nào cả.
Thứ chúng ta học được trong Toán học là cách tư duy logic. Tương tự như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cũng luôn phải dùng tư duy cũng mình để liên tục khai thác vấn đề từ nhiều khía cạnh, từ đó mới tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất, nhanh gọn nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Đây mới chính là yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt trong thành công của mỗi người.
Nguồn Internet
0 comments:
Đăng nhận xét