Sau một thời gian làm việc, dân công sở hãy âm thầm đánh giá sếp mình đi. Một khi phát hiện họ không có năng lực thì nhanh chóng "tháo chạy" trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Bước chân vào môi trường công sở, nếu may mắn bạn sẽ gặp được những vị sếp có năng lực thực sự, giúp bạn càng ngày càng phát triển hơn về kỹ năng cũng như là hướng dẫn bạn từng bước tiến tới thành công. Còn không thì xin chia buồn, bạn sẽ mãi mãi không thể nào phát triển được trong công việc. Thậm chí còn có khả năng bị liên lụy mỗi khi biến cố xảy đến với công ty.
Vậy làm cách nào để đề phòng? Thật ra chẳng có cách nào đề phòng hết vì bạn không thể biết rõ sếp mình như thế nào nếu phụng sự họ chưa đủ lâu. Vậy nên, cách tốt nhất là sau một thời gian làm việc, hãy âm thầm đánh giá sếp mình. Một khi phát hiện họ là một người không có năng lực thì nhanh chóng "tháo chạy" trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Sau đây là 4 phương án giúp dân công sở có thể đánh giá năng lực của sếp, được Tomas Chamorro-Premuzic - Giáo sư tâm lý kinh doanh tại Đại học College London và Đại học Columbia chia sẻ cách đây ít lâu:
1. Phản hồi của cấp trên về sếp của bạn
Sếp trực tiếp của bạn thật ra chỉ là một leader trong cả một công ty rộng lớn mà thôi. Vì vậy, họ vẫn còn dưới trướng bao người và thường xuyên phải báo cáo lên cấp trên về tình hình, cũng như là tiến độ công việc của team mình.
Quan sát những phản hồi của ban lãnh đạo dành cho lúc này đây chính là cách cơ bản và dễ dàng nhất để đánh giá xem sếp của bạn có phải là người có năng lực hay không. Tất nhiên, một người thường xuyên bị ban lãnh đạo phàn nàn và chỉ trích chắc chắn không phải là một người có năng lực.
2. Cung cấp cho nhân viên thông tin mang tính xây dựng
Với một người sếp tốt, tài giỏi và có năng lực, họ sẽ không bao giờ kiệm lời với nhân viên trong việc góp ý để mang tính xây dựng. Họ luôn nhận xét trong từng việc bạn làm, nào là việc này chưa tốt, việc kia chưa ổn hay "em cần phải cải thiện điểm này", "trau dồi thêm kỹ năng kia",... nhằm giúp bạn tốt hơn từng ngày.
Nếu sếp của bạn không làm được việc ấy, tức là họ đang không thực hiện tốt nhiệm vụ của người đầu tàu, dẫn dắt team. Vì vậy, rất có thể họ là một người không có năng lực hoặc một phần trăm rất thấp là họ "giấu nghề", để bạn không thể phát triển và mãi mãi nằm dưới sự kiểm soát của họ.
3. Nắm rõ năng lực từng người trong team
Đã là sếp của một team, thì việc nắm rõ điểm mạnh điểm yếu của từng thành viên trong team là điều đương nhiên và vô cùng dễ dàng đối với những người sếp có năng lực. Từ đó, họ sẽ biết cách dẫn dắt mọi người, giao việc phù hợp cho từng cá thể để đạt hiệu suất công việc tốt nhất.
Ngược lại, sếp không có năng lực thì lại khác, họ không nhìn rõ được bức tranh toàn cảnh của team mình, đồng thời không biết cách giao việc phù hợp cho từng thành viên. Dẫn đến anh A bị bắt làm một việc không phải thế mạnh của anh ấy, chị B bị giao công việc thuộc sở trường của chị C,...
4. Sếp có tự cho rằng mình là người hoàn hảo?
Các cụ có câu "nhân bất thập toàn", tức là không một ai trên đời này là hoàn hảo. Và trong môi trường công sở cũng vậy, dù ở vị trí nào, nhân viên hay là sếp đều có những điểm mạnh, điểm yếu, điểm xấu không ai giống ai.
Xét riêng về sếp, nếu họ nhận thức được những điểm tiêu cực của bản thân và tìm cách thay đổi, đồng thời lắng nghe lời góp ý của cấp trên hoặc nhân viên để từng bước hoàn thiện mình hơn, chắc chắn đây là một vị sếp tốt. Lớn hơn, nếu họ nhận ra mình đang có lỗ hổng nào đó trong kỹ năng công việc, xong chủ động tìm cách cải thiện, không cả nể việc trau dồi thêm kiến thức thì đây chắc chắn là một vị sếp có năng lực.
Ngược lại, vị sếp mà không chịu làm gì, chấp nhận hiện tại, cho rằng mình hoàn hảo thì coi chừng, khả năng cao năng lực và vị trí của anh/chị ấy chỉ là một thứ hão huyền.
Nguồn Internet
0 comments:
Đăng nhận xét