5 thg 9, 2019

Bị cắt margin, "game" cổ phiếu bị vỡ, nhà sản xuất sợi cotton FTM "đo sàn" 14 phiên liên tiếp

So với mức giá ~24.000 đồng hồi đầu tháng 8, cổ phiếu FTM đã mất hơn 63% giá trị. Hay nói cách khác, tài khoản của các cổ đông FTM đã bốc hơi 750 tỷ đồng chỉ trong 3 tuần giao dịch.

Chốt phiên giao dịch 4/9/2019, vẫn không có "phép màu" nào xảy ra cho cổ phiếu FTM của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân. Cổ phiếu FTM tiếp tục chốt phiên ở mức giá sàn 8.750 đồng/cổ phiếu nâng số phiên "đo sàn" lên 14 phiên liên tiếp.

So với mức giá ~24.000 đồng hồi đầu tháng 8, cổ phiếu FTM đã mất hơn 63% giá trị. Hay nói cách khác, tài khoản của các cổ đông FTM đã bốc hơi 750 tỷ đồng chỉ trong 3 tuần giao dịch.

Thảm cảnh chất lệnh bán sàn không ai mua
Trước ngày cổ phiếu FTM bị chất lệnh bán sàn hàng triệu cổ phiếu thì cổ phiếu FTM đã có 3 phiên giảm liên tiếp. Lúc này, cổ phiếu FTM vẫn chưa có nhiều biểu hiện cho thấy một cơn bão ngầm đang "đổ bộ". Đến phiên 15/8, phiên sáng trôi qua với áp lực bán bắt đầu đè nặng lên cổ phiếu nhưng vì cổ phiếu đã giảm khá nhiều sau 3 phiên liên tiếp giảm nên lực mua đã chống đỡ cổ phiếu FTM giữ được sắc đỏ. Đầu giờ chiều, lực bán sàn bắt đầu tung ra lượng lớn và FTM bắt đầu chuỗi ngày đo sàn.

Thống kê của chúng tôi cho thấy, số lệnh bán của phiên đầu tiên giảm sàn chỉ 39 lệnh với khối lượng trung bình một lệnh bán chỉ 26.000 cổ phiếu. Số lệnh mua đối ứng là 36 lệnh với khối lượng đặt mua bình quân là 25.778 cổ phiếu/lệnh.

Phiên giảm sàn thứ hai (ngày 16/8), số lệnh bán lên đến 46 lệnh với khối lượng bình quân mỗi lệnh chỉ 17.653 cổ phiếu/lệnh. Tuy vậy, lệnh mua không đáng kể nên FTM tiếp tục đo sàn.

Phiên giảm sàn thứ ba (ngày 19/8), số lệnh bán và khối lượng bình quân tăng lên nhưng cũng như 2 phiên trước, không có lệnh mua hấp thụ nên cổ phiếu đo sàn.

Nhìn lại 3 phiên đầu tiên cổ phiếu FTM giảm sàn có thể thấy, lệnh bán "khủng" chưa hề xuất hiện ở cổ phiếu FTM. 

Đến phiên thứ 4 trở về sau, điểm chung có thể nhận thấy là những lệnh bán vài trăm nghìn, triệu cổ phiếu đã xuất hiện. Trong khi đó, số lệnh mua rất ít với khối lượng nhỏ giọt. Cong vênh hàng chục triệu cổ phiếu giữ khối lượng đặt bán sàn và số lượng mua khiến cổ phiếu FTM càng lúc càng rơi vào khủng hoảng. Các phiên giao dịch từ ngày 21/8 đến nay, không phiên nào lượng cổ phiếu chất bán sàn dưới 10 triệu cổ phiếu. Có phiên lên đến 30 triệu cổ phiếu.

Đem hơn nửa công ty ra chất bán sàn
Trắng bên bán
Phiên 3/9 cho thấy, tổng khối lượng đặt bán sàn lên đến hơn 30 triệu cổ phiếu. Nếu so với con số tổng cộng chỉ có 50 triệu cổ phiếu đang lưu hành thì cổ đông đã mang 60% cổ phần công ty ra chất lệnh bán sàn. 

Dữ liệu của chúng tôi cho thấy, FTM hiện có 9 cổ đông lớn nắm giữ trên 5% cổ phần công ty. Chúng tôi cũng phải nói thêm rằng, đến khoảng đầu năm 2018 thì FTM chỉ có 2 cổ đông lớn là bố con ông Lê Mạnh Thường, Lê Thuỳ Anh với tổng tỷ lệ sở hữu 31,73% nhưng sang cuối năm 2018, đầu năm 2019 có thêm các cổ đông lớn khác như Lê Quốc Quân, Nguyễn Chí Cường, Lê Văn Đỉnh, Lê Quốc Dân, Phạm Đình Giá, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền. 
Tìn hình giao dịch của FTM
Sự xuất hiện ồ ạt của các cổ đông lớn giai đoạn cuối năm 2018 đầu năm 2019 đã kéo theo việc 9 cổ đông lớn nắm đến hơn 90% vốn điều lệ của FTM trong đó 2 bố con ông Lê Mạnh Thường là cựu chủ tịch HĐQT (ông Thường từ nhiệm vị trí từ 16/4/2019) của FTM nắm giữ gần 32%. 

Con số 50-60% cổ phần công ty bị chất lệnh bán sàn cho thấy, các cổ đông lớn cũng đã phải bán cổ phần công ty nhưng, những ngày gần đây không có bản tin đăng ký bán cổ phiếu nào.

Gần 20 phiên giao dịch giá sàn.
Nguồn CafeF

0 comments:

Đăng nhận xét