Xã hội của chúng ta không tôn vinh những người trầm lặng, nhưng thực chất, họ lại là những người có lợi thế hơn những người hướng ngoại. Bởi vì những người kiệm lời mới là những người chu đáo, ân cần và biết suy nghĩ trước khi nói.
Họ nhận xét rằng tôi là một nhân viên giỏi, nhưng tôi quá im lặng.
Anh trưởng phòng nhân sự từng chia sẻ với tôi rằng: "Em ít nói quá. Như vậy thì em sẽ rất dễ bị tổn thương và thiệt thòi".
Công ty tôi tìm người. Đó là vị trí cao hơn cấp độ của tôi một bậc. Tôi đủ tố chất cho vị trí đó, chí ít là tôi đã nghĩ như vậy. Tôi đã có không ít những buổi phỏng vấn với các đồng nghiệp phòng Nhân sự trong suốt 2 tuần liền. Vào vòng phỏng vấn cuối cùng thì tôi được dịp gặp gỡ và trò chuyện với anh trưởng phòng.
"Hm. Nhìn xem. Hầu như em có đủ tất cả những kỹ năng cần thiết cho vị trí này. Mọi người trong công ty, ai cũng đều yêu quý em. Thế nhưng, em biết em thiếu điều gì không? Để có thể đảm nhận vị trí này, em cần một chút nóng nảy, mà em thì quá im lặng".
Tôi không được thăng chức trong thời điểm ấy, mà là vào một năm sau. Năm đó, công ty tôi đã thuê một gã cấp trên có cách hành xử khá thô lỗ khiến cho không ít người bực bội và tức giận. Không ai muốn làm việc với anh ta, vì vậy, anh ấy luôn gặp phải những khó khăn để hoàn thành công việc.
Cuối cùng thì gã ta cũng nghỉ việc. Và công ty đã đề bạt thăng chức cho tôi.
Im lặng không phải là một căn bệnh
Tôi đã từng dằn vặt bản thân rằng mình phải khắc phục vấn đề này trong suốt khoảng thời thơ ấu. Mãi về sau, khi đạt ngưỡng 40 thì tôi mới nhận ra được rằng, việc im lặng không phải là vấn đề như tôi từng nghĩ.
Nếu đóng phim, hẳn tôi sẽ là một nam hoặc nữ diễn viên phụ kiệm lời và ít thu hút nhất trong bộ phim. Hẳn là tôi sẽ chỉ ngồi lẳng lặng ở băng ghế, kéo dây choàng qua người và khi có một sự cố nào đó bất thình lình xảy ra, tôi sẽ là người sống sót. Tôi luôn hình dung mình sẽ là gã trai đứng đằng sau bóng tối, bí mật thống trị thế giới.
"Bạn không thể ăn nói ngu ngốc được nếu như bạn im lặng".
Làm thế nào để sống sót trong thế giới chỉ chuộng người hướng ngoại?
Bất chấp những lợi thế của những người hướng nội như tôi, dĩ nhiên, bạn vẫn cần phải cố gắng thích nghi để tồn tại trong thế giới chuộng những người hướng ngoại xem sự yên lặng là điểm yếu.
Đừng chối bỏ bản thân. Đó là điều đầu tiên mà bạn cần làm.
Thay vì ngay lập tức trả lời hoặc bình luận cho câu hỏi hoặc vấn đề mà bạn vẫn chưa biết chắc mình sẽ nói gì, vậy thì hãy cứ từ tốn và suy nghĩ. Bạn có thể giữ im lặng để cho những người khác thảo luận.
Sử dụng đúng những từ ngữ phù hợp với phong cách diễn giải của bạn. Nếu chưa nghĩ ra, hãy cứ bảo với mọi người rằng mình cần chút thời gian để suy nghĩ. Hầu hết mọi người sẽ thông cảm thôi. Số ít còn lại thì bạn cũng không cần bận tâm vì bạn không có nghĩa vụ là phải làm hài lòng tất cả mọi người.
Còn trong các mối quan hệ thì sao? Đây là một trong những yếu tố mang tính chất thử thách nhất. Làm sao một người im lặng có thể chia sẻ rằng họ đang không hứng thú và không muốn bận tâm đến câu chuyện của đối phương?
Nếu đối phương của bạn là một người chỉ thích nghe những gì chính bản thân họ nói, vậy thì đây lại là một điều "thử thách" hơn.
Giải pháp này có vẻ khó khăn, nhưng tôi dám cá với bạn là nó sẽ hiệu quả. Cứ thẳng thắn. Nếu bạn thường không thể trả lời ngay lập tức, vậy thì cứ chia sẻ với họ về việc đó. Vì bạn, và cả đối phương đều cần phải cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo trước khi nói. Cứ xem như đây cũng là một cơ hội tốt để cho đối phương thực hành điều này.
Đừng quá bận tâm rằng những điều này có thể khiến cho đối phương của bạn buồn chán và thất vọng. Đôi khi điều này lại còn giúp cho cuộc hội thoại của bạn có sự kết nối mạnh mẽ hơn.
Nguồn Barcode, Medium
0 comments:
Đăng nhận xét