Nhiều người hiểu rất rõ về lợi ích của việc đàm phán lương khi tìm việc mới. Họ có chủ ý rõ ràng và nỗ lực thực sự để bước vào cuộc thương lượng căng thẳng đó nhưng lại không biết cách để nó diễn ra hiệu quả.
“Tôi là người tốt nhất mà anh đang tìm kiếm” không phải là lập trường vững chắc đối với tất cả mọi người. Lẽ dĩ nhiên, nếu bạn không phải ứng viên tiềm năng nhất cho vai trò mà nhà tuyển dụng đang tìm thì họ đầu cần mời bạn làm việc.
Hãy biết rằng nhiệt tình và cố gắng là chưa đủ. Phải tuyệt đối tránh nói những câu không cần thiết, phá hỏng tiết tấu và ý nghĩa của cuộc đàm phán. Cùng Career Builder Việt Nam tham khảo 10 câu nói “sai trái” phổ biến nhé!
1. Có rất nhiều công ty khác đang cố thuê tôi.
2. Nếu anh tuyển tôi, tôi sẽ là nhân viên tuyệt vời.
3. Tôi chắc chắn sẽ khiến anh vui vì đã quyết định chọn tôi – tôi sẽ làm việc thêm ngoài giờ, vào cuối tuần và làm mọi thứ công ty yêu cầu.
4. Tôi đang phải trả rất nhiều chi phí.
5. Tôi làm việc chăm chỉ hơn rất nhiều người.
6. Hiện tại tôi kiếm được nhiều tiền hơn năm ngoái.
7. Tôi luôn là người đứng đầu lớp khi đi học.
8. Tôi đáng giá hơn số tiền mà anh đề nghị.
9. Tôi cảm thấy xúc phạm/buồn lòng khi nghe lời đề nghị của anh.
10. Nếu anh không thể cải thiện mức lương đề nghị, công ty sẽ không có được tôi và sau đó sẽ bế tắc trong chuyện tìm người.
Tư thế đàm phán lương chuyên nghiệp và hợp lý duy nhất là “Tôi muốn nhận công việc này, nhưng chúng ta đang hai vị trí khá xa nhau về lương. Tôi cần xxx đồng để chấp nhận thoả thuận này. Đây có phải là thời điểm thích hợp để chúng ta bàn bạc thêm về phương án xoá đi khoảng cách?
Nếu bạn không tôn trọng công ty hoặc người giám đốc đang cố gắng tuyển dụng bạn, sao bạn phải lãng phí thêm thời gian để trò chuyện với họ? Nếu các công ty khác đang nóng lòng thuê bạn, vậy sao họ chưa hiện thực điều đó?
Ví dụ công ty muốn bạn làm việc với thu nhập 20 triệu đồng/tháng. Bạn có thể nói “Tôi đang có một lời đề nghị khác với mức lương là 30 triệu đồng/tháng, nhưng tôi muốn làm việc ở công ty anh hơn. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch lương này quá lớn để bỏ qua. Chúng ta có thể bằng cách nào đó cải thiện mức lương đề nghị này để tôi có cơ hội được gia nhập nhóm của anh không?”
Bạn không cần phải trình ra thư (bản in hay email) đề nghị nhận việc chính thức mà mình đang có với ai cả. Nếu nhà tuyển dụng không tin khi bạn nói rằng tôi có một đề nghị cạnh tranh hơn (và nó đồng nghĩa với việc bạn sẵn sàng ra đi nếu công ty không đáp ứng được con số mong đợi), sau tất cả họ cũng sẽ không thuê bạn.
Nếu gần đây bạn kiếm được nhiều tiền hơn năm trước thì tốt cho bạn, nhưng điều này không tác động gì đến nhà tuyển dụng và cơ hội làm việc này. Các chi phí hàng tháng của bạn cũng không liên quan đến việc đàm phán lương. Thứ hạng cao trong quá trình học tập của bạn cũng vậy. Nếu bạn cảm thấy bị xem thường và mức lương chưa xứng tầm, bạn hãy bước đi và đừng phản hồi thêm gì với đề nghị đó nữa.
Bên cạnh đó, đừng hứa rằng bạn sẽ làm việc chăm chỉ – bởi điều này luôn được mong đợi bất kể mức lương bạn cao hay thấp – hay khoe rằng bạn sẽ là nhân viên tuyệt vời. Đó là một lập luận rất non nớt và bất lực trước mục tiêu giành được mức lương khởi điểm cao hơn. Không nên nói với nhà tuyển dụng tiềm năng rằng bạn có thể làm việc cả ngày lẫn đêm. Nhân viên giỏi là người biết khi nào nên dừng lại nghỉ ngơi. Hãy làm việc thông minh hơn chứ không phải siêng năng hơn! Cuộc sống công sở thời hiện đại, không ai khuyên nhân viên làm việc sống chết bất kể sức khoẻ nữa. Bạn sẽ không gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng chân chính nào khi cam kết làm việc bỏ ăn bỏ ngủ.
Đàm phán là một nghệ thuật, giống như bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác, nó cần được thực hành. Cách tệ nhất để học đàm phán là né tránh việc đàm phán bằng mọi giá. Bạn sẽ không bao giờ trở nên mạnh mẽ, tự tin hơn hoặc thuyết phục được nhà tuyển dụng trả mức lương bạn mong muốn theo cách này!
Nguồn Career Builder Vietnam
0 comments:
Đăng nhận xét