10 thg 10, 2019

3 kiểu người dù có được cho tiền tỷ vẫn lâm vào cảnh "trắng tay như thường": Tư duy yếu kém thì khó lòng thành công!

Có người trắng tay làm nên tất cả, cũng có người được trao cho cả gia tài lại rơi vào cảnh nợ nần mất hết. Nguyên do của mọi sai lầm luôn bắt đầu từ 3 kiểu suy nghĩ này đây.

May mắn có thể giúp chúng ta có được rất nhiều tiền nhưng muốn thành công giữ được chúng thì cần nhiều yếu tố và kỹ năng khác hơn thế. Trong đó, con đường tư duy là một chìa khóa cực kỳ quan trọng. Do đó, 3 kiểu người sở hữu lối tư duy sau rất dễ dàng phạm vào những sai lầm tài chính "chết người", cuối cùng rơi vào cảnh tay trắng.

1. Không nắm được tầm quan trọng của việc quản lý tài sản
Quản lý 5 triệu hay 10 triệu đồng hoàn toàn khác với việc quản lý 5 tỷ hay 10 tỷ trong tay. Do đó, rất nhiều người đang có cuộc sống tương đối khá giả, ổn định trong nhiều năm, bỗng có ngày đột nhiên phất lên giàu có gấp bội thì lại nhanh chóng suy tàn trong một khoảng thời gian ngắn. Rất nhiều người may mắn trúng số cả chục tỷ đồng, nhưng cũng nhanh chóng mất sạch. 

Sai lầm lớn nhất của đại đa số những trường hợp đó đều là do tư duy, quan niệm về của cải của họ vẫn bị đóng khung trong giai đoạn trước đó mà không ý thức được rằng, sự thay đổi về lượng phải kéo theo sự thay đổi về chất.

Nếu đã có "chất", dù người ta đánh mất tất cả trắng tay vẫn có thể làm lại từ đầu. Ví dụ tiêu biểu nhất chính là ông trùm bất động sản, nay là Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông từng 6 lần phá sản, phải bán đi nhiều sản nghiệp có giá trị lớn để vượt qua những đợt khủng hoảng nghiêm trọng, nhưng rồi lại nhanh chóng kiếm lại được tất cả những gì đã mất và trở nên giàu có thêm chỉ sau vài năm.

Samuel Smiles từng có câu nói rằng: "Gieo suy nghĩ, gặt hành động; Gieo hành động, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt tính cách; Gieo tính cách, gặt số phận". Qua đó, có thể thấy rằng, sự định hình từ tư duy sẽ quyết định kết quả của hành động. Dù có nắm trong tay cả gia tài khổng lồ thì một lối tư duy sai vẫn dẫn đến những hậu quả sai lầm.


2. Chỉ nhìn thấy chướng ngại vật mà không thấy cơ hội thành công
Những người thành công thường tập trung vào cơ hội nhận được, còn người thất bại lại quá để ý tới mức độ rủi ro.

Có hai người bạn là Phi Phi và Tiểu Vũ có cùng gia cảnh như nhau, học vấn như nhau, kinh nghiệm công tác cũng tương đương nhau. Sau 5 năm lăn lộn đi làm thuê, họ cùng nảy ra ý định tự ra kinh doanh riêng trong những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.

Từ khi ý tưởng này nảy sinh, Phi Phi đã bắt đầu công tác chuẩn bị mọi mặt. Anh ta đi khắp nơi khảo sát giá cả mặt bằng, vị trí cửa hàng thuận lợi, thói quen tiêu dùng của thị trường trong ngành hàng đó. Dựa trên những kết quả phân tích ra, anh quyết định mở một nhà hàng lẩu trong khu vực tụ tập nhiều trường Đại học. Tuy chi phí khá tốn kém nhưng có số lượng khách hàng cao bù lại.

Phi Phi cho rằng: "Vạn sự khởi đầu nan, càng khó khăn thì càng phải chăm chỉ, rồi mình nhất định sẽ biến cơ hội này thành thành công."

Cùng với đó, Tiểu Vũ chuẩn bắt đầu tính toán về điều kiện cửa hàng, nhân công phải thuê, trang thiết bị vật tư cần thiết... Anh cũng tìm được một vị trí cực kỳ đắc địa để mở quán cafe, nhưng nhanh chóng phát hiện giá thành vô cùng tốn kém. Chỉ riêng việc sử dụng mặt bằng đã "ngốn" hết gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm anh đang có trong tay. Nếu tính cả khâu trang trí, thiết kế lại cho phù hợp với concept kinh doanh, các chi phí vật liệu khác, anh cần vay thêm rất nhiều để bù đắp.

Tiểu Vũ nảy sinh suy nghĩ: "Thị trường này cạnh tranh cao như thế, làm sao giải quyết rủi ro cao thế này? Nhỡ mình thất bại thì sao? Lấy gì để trả nợ? Đến lúc đó liệu có còn thời gian để bắt đầu lại?" Và kết quả sau một thời gian do dự, Tiểu Vũ lại quyết định từ bỏ dự định của mình.

Một năm sau, khi hai người bạn gặp lại và hỏi chuyện nhau, họ hoàn toàn bất ngờ khi Phi Phi đã chuẩn bị mở chi nhánh thứ ba, trong khi Tiểu Vũ vẫn đang "chuẩn bị kinh doanh".


3. Tư duy dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng tiêu cực
Ngạn ngữ có câu: "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào". Đó là lý do một người thường xuyên tiếp xúc với năng lượng tiêu cực cũng dễ nảy sinh lối tư duy bi quan.

Nhìn vào xã hội xung quanh, nếu có một người thành công, nhóm người thất bại đằng sau sẽ tìm cách vạch lá tìm sâu để phán xét, chế giễu, muốn kéo họ xuống cùng đẳng cấp như mình; trong khi nhóm người thành công sẽ nhanh chóng kết nối, tiếp xúc và tìm cách lan tỏa ảnh hưởng lẫn nhau.

Đây chính là sự khác biệt điển hình trong lối tư duy, quyết định số phận một người tay trắng vẫn hoàn trắng tay hay trở thành "nhân thượng nhân". Khi chúng ta bị bao vây bởi một môi trường tiêu cực, lối tư duy cũng dễ dàng bị ảnh hưởng, dần dần trở nên lệch lạc. Con đường phát triển sau này ngày càng cách xa với vạch đích thành công.


Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét