1 thg 11, 2019

9 bước thành công trong phỏng vấn

Phỏng vấn tìm việc luôn là tình huống ít nhiều tạo nên tâm lý bồn chồn, lo lắng nơi các ứng viên. Bắt đầu từ thời điểm bạn nộp hồ sơ thành công, nhận lời mời phỏng vấn đến thời gian sau khi tham gia phỏng vấn, có rất nhiều điều ứng viên cần lưu ý thực hiện để chinh phục thành công một vị trí việc làm mơ ước.

Bạn đã trang bị cho bản thân một danh sách “Những điều cần làm trước, trong và sau phỏng vấn xin việc”? Nếu chưa, hãy cùng ghi nhớ 9 hướng dẫn dưới đây và tận dụng “bí quyết” xây dựng một ấn tượng thật chuyên nghiệp và tích cực trong mắt nhà tuyển dụng:

Trước buổi phỏng vấn

1. Chuẩn bị kỹ càng. Nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và nhà tuyển dụng trực tiếp sẽ là một lợi thế lớn khi bước vào phỏng vấn.

2. Chuẩn bị phục trang chuyên nghiệp, lịch sự.

Tham gia phỏng vấn

3. Đến nơi phỏng vấn đúng giờ. Đây là quy tắc cơ bản luôn cần tuân theo để thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng với nhà tuyển dụng.

4. Đặt những câu hỏi xoay quanh doanh nghiệp và những vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng.

5. Trong trường hợp bạn được giới thiệu đến buổi phỏng vấn qua một lời giới thiệu, gợi ý dành cho bạn là đừng quên nhắc đến tên người giới thiệu ấy. Điều này sẽ phần nào giúp bạn “củng cố” lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhà tuyển dụng.

6. Thuyết phục nhà tuyển dụng qua việc liên hệ tính thực tiễn của kinh nghiệm bạn đang sở hữu có thể áp dụng lên vị trí ứng tuyển hiện tại

7. Thể hiện bạn chính là “ẩn số sáng giá” mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Yếu tố then chốt tạo nên thành công cho ứng viên chính là việc tạo được sự gắn kết với doanh nghiệp, hãy chủ động bày tỏ thiện chí đưa ra hướng đi mới cho những vấn đề khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.

8. Đem theo giấy bút và ghi chú những điểm quan trọng xuyên suốt buổi phỏng vấn.

Sau buổi phỏng vấn

9. Sau buổi phỏng vấn nên gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Điều này vô cùng quan trọng.

Giữa “hằng hà sa số” ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ dành sự chú ý cho những ứng viên thật sự quan tâm đến vị trị ứng tuyển và công ty, cũng như thể hiện sự tôn trọng về thời gian của người phỏng vấn.

Bất cứ gắn kết nào bạn nỗ lực tạo ra cũng sẽ nâng cao nhận thức của nhà tuyển dụng về “thương hiệu cá nhân” của bạn. Nếu đầu tư thời gian chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng, áp dụng thực hiện những tiêu chí vừa đưa ra thì bạn hoàn toàn có thể để lại dấu ấn cá nhân, đánh bật hàng loạt đối thủ “đáng gờm” và cơ hội đạt được công việc mơ ước luôn nằm trong tầm tay với.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét