Cấu trúc dưới lòng đất mới được phát hiện ở Nga có thể là một phần của pháo đài cổ Naryn-Kala, một di sản văn hóa của UNESCO nằm ở thị trấn Derbent ở Cộng hòa Dagestan, miền nam nước Nga.
Đây được cho là một trong những nhà thờ Cơ đốc giáo lâu đời nhất thế giới và ngôi đền Kitô giáo lâu đời nhất của Nga.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Nga từ Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia (MISIS) hợp tác với Đại học Quốc gia Dagestan, Viện Vật lý Lebedev, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Viện Vật lý Hạt nhân Skobeltsyn của Đại học Moscow.
Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp ảnh phóng xạ để quét cấu trúc sâu 12 mét nằm ở phía tây bắc của pháo đài Naryn-Kala có từ khoảng năm 300 sau Công nguyên.
Mục tiêu của việc tiến hành quét sẽ giúp các nhà khoa học xác định cấu hình 3D của cấu trúc. Cho đến nay, chức năng của tòa nhà vẫn chưa được hiểu rõ. Đó có thể là một hồ chứa, một ngôi đền Kitô giáo hoặc một ngôi đền lửa Zoroastrian, theo thông tin được công bố trên trang web của MISIS.
Các nhà nghiên cứu dự kiến phải mất ít nhất 2 tháng để hoàn thành việc quét sau khi họ đặt máy dò khoảng 10 mét bên trong cấu trúc và thực hiện các phép đo tỉ mỉ về nơi hiện là di sản văn hóa của UNESCO.
Chuyên gia hàng đầu của MISIS, Natalia Polukhina hiện khá lạc quan về lý thuyết cho rằng đây là một hồ chứa để giải thích chức năng của cấu trúc này.
"Có vẻ rất lạ đối với tôi khi giải thích tòa nhà này là một bể chứa nước. Trong cùng một pháo đài Naryn-Kala, có một cấu trúc ngầm tương tự, sâu 10 mét. Cấu trúc khác thường này, trong đó chúng tôi đã đặt máy dò, có hình chữ thập, hướng của nó hoàn toàn phù hợp với 4 hướng có một bên dài hơn 2 mét so với các mặt khác”, các nhà khảo cổ học nhấn mạnh.
Trong khi đó, các nhà khoa học đã đồng ý thực hiện một phân tích chi tiết hơn trong tương lai, để có được hình ảnh 3D kích thước đầy đủ của tòa nhà bí ẩn mà họ nói sẽ làm sáng tỏ hơn về cách sử dụng tòa nhà này.
Nguồn Dân Trí
0 comments:
Đăng nhận xét