15 thg 10, 2019

Tìm hiểu chiến lược 4P trong marketing

Mô hình Marketing 4P được những người làm marketing dùng như một công cụ để thực hiện chiến lược marketing. 4P trong marketing (hay còn gọi là Marketing mix hoặc marketing hỗn hợp) về cơ bản thường được triển khai xung quanh 4 yếu tố là tập hợp các công cụ tiếp thị bao gồm : sản phẩm (Product), phân phối (Place), giá cả (Price), tiếp thị truyền thông (Promotion). 

Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường mà bộ phận marketing trong các doanh nghiệp sẽ vận dụng phương pháp này để tạo ra phản ứng tối ưu từ thị trường bằng cách “trộn lẫn” 4 yếu tố theo cách tối ưu nhất.

Tiếp thị hỗn hợp (Marketing Mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu, gồm 4 yếu tố:

1. Product: Sản phẩm


Theo suy nghĩ truyền thống, một sản phẩm tốt sẽ tự tiêu thụ được được trên thị trường. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày nay thì hiếm khi có sản phẩm nào không tốt. Ngoài ra, khách hàng có thể trả lại hàng hóa nếu họ nghĩ là sản phẩm không đạt chất lượng. Do đó, câu hỏi về sản phẩm là: doanh nghiệp có tạo ra được sản phẩm mà khách hàng của họ muốn? Do đó cần phải xác định các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp. 

Cần trả lời các câu hỏi:
  • Khách hàng muốn điều gì từ sản phẩm/dịch vụ của chúng ta? Cần những gì để thỏa mãn điều đó?
  • Kích cỡ, màu sắc? Tên gọi của sản phẩm?
  • Làm thế nào để khác biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh?

2. Place: Kênh phân phối


Đối với các chiến lược Maketing xưa thì kênh phân phối mở rộng trong lĩnh vực mà người dùng quan tâm nhưng hiện nay với các kênh mạng Internet phát triển mạnh mẽ thì dường như nó là một mã nguồn mở, công khai với tất cả người dùng. 

Nhưng bạn lưu ý dù công khai quảng bá sản phẩm đến đâu thì cũng nên đưa sản phẩm đến đúng nơi, đúng lúc và đúng số lượng

Cần trả lời các câu hỏi:
  • Khách hàng có thể tìm thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?
  • Loại cửa hàng nào mà bạn muốn khách hàng bước vào? Cửa hàng hay siêu thị? Trực tuyến? Bán hàng trực tiếp hay qua catalog.
  • Làm thế nào để bạn thâm nhập được vào kênh phân phối phù hợp?
  • Bạn có cần một đội ngũ bán hàng hay không? Hay tham gia một hội chợ thương mại? Hay bán hàng trực tuyến? Hay gửi mẫu thử đến cho các công ty mà bạn muốn đặt mối quan hệ?
  • Đối thủ của bạn là ai? Và bạn có thể học được gì từ những họ? hay tạo ra sự khác biệt?

3. Price: Giá


Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. Mức giá nào mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nó được xác định bởi một số yếu tố trong đó có thị phần, cạnh tranh, chi phí nguyên liệu, nhận dạng sản phẩm và giá trị cảm nhận của khách hàng với sản phẩm của bạn.
Trong các chiến dịch khuyến mãi hay giảm giá sản phẩm thì các doanh nghiệp nên có chiến lược định giá cụ thể để có lợi tốt nhất cho bạn, cũng như trong các chiến lược cạnh tranh về giá dài hạn với đối thủ cạnh tranh .

Cần trả lời các câu hỏi:
  • Có thiết lập mức giá cho sản phẩm/dịch vụ trong khu vực này hay không?
  • Khách hàng có ý kiến về giá cả hay không? có cần tăng hay giảm giá để hợp với xu thế hay không?
  • Chiết khấu như thế nào cho những khách hàng thương mại, hay cho từng phân khúc khách hàng cụ thể?
  • Bạn so sánh giá của mình với đối thủ cạnh tranh như thế nào?


4. Promotion: Tiếp thị truyền thông


Đây là phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing, có được chiến lược hoàn hảo, giá sản phẩm hợp lý nhưng truyền thông không tốt thì không ai biết đến thương hiệu của bạn, khách hàng sẽ không biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.

Mức giá nào mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẵn sàng trả? Ở đây là vấn đề chiến lược định giá – đừng để cho việc này tự nó diễn ra. Thậm chí nếu doanh nghiệp quyết định giảm giá (bán phá giá), doanh nghiệp cũng cần phải xem xét vấn đề này kỹ càng vì nó là một phần của chiến lược định giá. Mặc dù cạnh tranh về giá là một phương pháp “xưa như trái đất”, khách hàng thường vẫn rất nhạy cảm về giảm giá và khuyến mãi. Tuy nhiên, quan niệm về giá cũng có mặt không hợp lý: chẳng hạn mọi người thường quan điểm là cái gì đắt thì phải tốt. Do đó về mặt dài hạn thì cạnh tranh về giá đối với nhiều công ty không phải là một giải pháp hay.

Cần trả lời những câu hỏi gì?
  • Ở đâu và khi nào bạn có thể truyền thông điệp marketing của mình đến thị trường mục tiêu?
  • Bạn sẽ tiếp cận khách hàng của mình bằng cách quảng cáo trên báo? Trên truyền hình? Đài phát thanh? Bằng bảng quảng cáo? Bằng cách sử dụng email? Thông qua PR? Hay sử dụng internet?
  • Thời điểm nào là thích hợp nhất để quảng bá sản phẩm? Có những mùa hoặc những dịp đặc biệt nào trên thị trường? Có bất kỳ vấn đề môi trường nào ảnh hưởng đến thời gian ra mắt sản phẩm, hay giai đoạn quảng bá sản phẩm tiếp theo không?
  • Đối thủ cạnh tranh đã sử dụng các biện pháp chiêu thị như thế nào? Những biện pháp đó có ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị mà bạn đã chọn không?

Mô hình 4P là một trong những mô hình marketing căn bản và phổ biến nhất nhất trong hoạt động marketing, nó sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn hơn về sản phẩm, kênh phân phối, giá cả và tiếp thị nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu giúp bạn tăng hiệu quả kinh doanh một cách nhanh chóng.

Và cho dù kế hoạch marketing của bạn có hoàn hảo thế nào đi chăng nữa thì cũng cần phải thường xuyên xem xét lại chiến dịch marketing ấy để điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp: Sản phẩm hoặc dịch vụ, hay thị trường, sự tăng trường để thích nghi với môi trường cạnh tranh luôn biến đổi, hay sự thay đổi nhau cầu của khách hàng mục tiêu.

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét