11 thg 10, 2019

Trả lời xong 5 câu hỏi này, bạn sẽ biết bản thân có tiếp tục "phò tá" sếp của mình hay không: Ai là người đi làm thuê cũng phải đọc!

Nhiệm vụ chính của ông chủ là thu hút và truyền cảm hứng cho nhân viên của mình, giúp họ bỏ qua những lợi ích ích kỷ của bản thân để làm việc vì một tập thể. Do vậy, nếu 70% nhân viên không muốn làm và bỏ việc thì nguyên nhân số 1 chính là do các nhà quản lý.

Tomas Chamorro-Premuzicis là nhà khoa học tài năng nắm giữ chức vụ quan trọng tại Manpower Group, đồng sáng lập của Deeper Signals và Metaprofiling, và là giáo sư tâm lý học kinh doanh tại cả Đại học College London và Đại học Columbia. Trước đây ông học tập tại Đại học New York và Trường Kinh tế Luân Đôn và từng giảng dạy tại trường Kinh doanh Harvard, trường Kinh doanh Stanford, trường Kinh doanh Luân Đôn, Johns Hopkins, IMD và INSEAD. 

Ông cũng là Giám đốc điều hành tại Hogan Assessment Systems. Tính tới thời điểm hiện tại, Tomas đã xuất bản 9 cuốn sách, hơn 130 bài báo khoa học và ông là một trong những nhà khoa học xã hội giỏi nhất trong thế hệ của mình.
Tomas Chamorro-Premuzicis
Dưới đây là những chia sẻ của ông về cách nhận biết lãnh đạo bất tài và vô dụng để giúp bạn có thể gửi gắm tài năng của mình trong một môi trường làm việc tốt nhất: 

Có rất nhiều nhà lãnh đạo có thẩm quyền ngoài kia nhưng các ước tính cho thấy rằng ít nhất 65% trong số họ không có đủ khả năng và kinh nghiệm để quản lý doanh nghiệp. Con số này dựa trên việc phân tích hầu hết các công ty đại chúng hoặc công ty lớn. Vì vậy, có một câu hỏi lớn đặt ra đối với tình trạng đáng buồn này là làm thế nào người ta có thể làm việc nếu ông chủ của mình thiếu năng lực lãnh đạo.

Tuy nhiên đối với viêc bạn làm sai nhưng lại luôn đổ lỗi cho quản lý bất tài là điều không thể chấp nhận được. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tất cả các khía cạnh của sự hài lòng trong công việc đều bị ảnh hưởng bởi chính tính cách và hoàn cảnh làm việc của nhân viên.

Cách chúng tôi phân tích về các ông chủ cũng tương tự như vậy. Dưới đây 5 cách kiểm tra nhanh để biết mức độ năng lực làm việc của sếp bạn.

1. Sếp của bạn có thường được yêu thích hoặc ít nhất là được đánh giá cao, bởi cấp trên của họ?
Mọi người thường cho rằng phản hồi hướng lên - phản hồi từ những nhân viên đối với lãnh đạo của họ, là thước đo duy nhất và tốt nhất về hiệu suất của người quản lý. Nhưng thực tế cho thấy năng lực của sếp bạn phải được cấp trên của họ đánh giá cao thì đấy mới là những người thực sự tài ba và đáng để hợp tác cùng. 

Nếu câu trả lời là không, xác suất sếp của bạn không đủ năng lực sẽ gia tăng đáng kể.

2. Đội nhóm của bạn có xu hướng đạt được kết quả cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác không?
Nhìn chung hai câu hỏi đầu tiên này đều có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Mọi người làm việc tốt hơn khi họ thích sếp của mình và ngược lại. 

Như vậy, nếu câu trả lời là không, thì sếp của bạn có lẽ không đủ năng lực lãnh đạo.

3. Sếp có thường xuyên cung cấp cho bạn thông tin phản hồi mang tính xây dựng và quan trọng để cải thiện hiệu suất của bạn không?
Và họ có làm điều đó cho những người khác trong nhóm của bạn không? Nếu câu trả lời là không, thì rất có thể sếp của bạn là người thiếu năng lực. 

Vì một trong những nhiệm vụ cơ bản của bất kỳ người quản lý nào là phải cải thiện hiệu suất của các thành viên trong nhóm, bằng cách cung cấp phản hồi chính xác, hữu ích về tiềm năng và những điểm còn thiếu sót của họ.

4. Sếp có biết rõ và hiểu một cách chính xác về tiềm năng của bạn, bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu không?
Không ông chủ nào có thể làm tốt công việc của mình trừ khi họ nhận thức đầy đủ về những gì thành viên trong nhóm của họ có thể và không thể làm. Đó là điều kiện cần thiết để giúp cho các quản lý có thể giao cho nhân viên nhiệm vụ và vai trò trong đó, kỹ năng và tính cách của họ được triển khai tốt nhất. 

Tài năng của nhân viên phải được đặt đúng nơi và đúng thời điểm. Nếu bạn nghĩ rằng sếp của bạn không  nắm bắt được các nhân viên ở trong công ty, thì họ chính là những người không có năng lực.

5. Sếp của bạn có biết cách cải thiên kỹ năng và trình độ của bản thân không?
Bạn luôn muốn tiếp tục phát triển các kỹ năng nghề nghiệp quan trọng và học hỏi những điều mới mẻ để mở rộng tiềm năng trong sự nghiệp của mình, thì sếp của bạn cũng nên tìm cách cải thiện như vậy. Điều này có nghĩa là họ không những phải thể hiện sự khiêm tốn cần thiết và tinh thần học hỏi - bao gồm từ chính nhân viên và khách hàng của mình, mà còn cần tìm cách kiểm soát mặt tối hoặc những yếu tố tiêu cực trong con người mình. 

Nói tóm lại, sếp của bạn có thể hiện sự tự nhận thức và nỗ lực để trở nên tốt hơn, bất kể điều đó có thực sự thúc đẩy sự nghiệp của họ không? Nếu câu trả lời là không,  thì sếp của bạn sở hữu tiềm năng lãnh đạo rất hạn chế. 

Nguồn CafeF

0 comments:

Đăng nhận xét