Thế giới đã ghi nhận khá nhiều vụ việc sập cầu do đám đông đi qua bước đều bước dù đó là những cây cầu kiên cố.
Sự kiện đầu tiên xảy ra khi Napoleon chỉ huy quân Pháp tiến đánh Tây Ban Nha. Khi đội quân đi trên cầu bước đều tăm tắp theo khẩu lệnh khi sắp tới đầu bên kia thì đột nhiên một đầu cầu bung ra và rơi xuống lòng sông.
Tại thành phố Sant Peterboue của Nga cũng xảy ra vụ việc tương tự khi một đội quân đang đi trên chiếc cầu lớn bắc qua sông vào thành phố, họ cũng bước đều khiến cầu bị sập.
Tháng 4/1983, một lữ đoàn lính diễu hành bước đều qua cầu treo Broughton của Anh. Theo các ghi chép vào thời điểm đó, cây cầu đã bị đổ gãy dưới chân các binh sĩ, ném hàng chục người xuống nước.
Sau khi điều này xảy ra, quân đội Anh đã ban hành quy định mới: Binh lính khi đi qua một cây cầu dài không được đi bước đều hoặc diễu hành nhịp nhàng, để đề phòng sự cố tái diễn.
Vậy vì sao đoàn người bước đều qua cầu lại khiến cây cầu vững chắc bị sập?
Các cấu trúc như những cây cầu mặc dù trông có vẻ vững chắc và không xê dịch, nhưng lại sở hữu một tần số rung động tự nhiên bên trong chúng. Một lực tác động vào một vật thể với tần số ngang bằng tần số rung động tự nhiên của vật thể, sẽ khuếch đại rung động của vật thể - hiện tượng này được gọi là cộng hưởng cơ học.
Nếu các binh sĩ diễu hành đồng loạt qua cầu, họ đã tạo ra một lực ở tần số của bước đi. Nếu tần số bước đều của họ gần khớp với tần số rung động tự nhiên của cây cầu và việc cộng hưởng cơ học đủ lớn, cây cầu có thể rung lắc cho tới khi bị gãy sập vì cử động đó.
Vậy tại sao xe cộ đi qua cầu rầm rập suốt ngày nhưng cầu không bị sập? Lý do là bởi mặc dù lực do xe cộ qua cầu lớn hơn rất nhiều so với lực mà con người gây ra nhưng lực này mang tính chu kỳ. Xe qua cầu cũng không có sự nhịp nhàng nên có thể triệt tiêu một phần chấn động, không thể sinh ra hiện tượng cộng hưởng.
Do vậy hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều quy định rằng khi đám đông qua cầu thì không được bước đều.
Nguồn Internet
0 comments:
Đăng nhận xét