Như một thói quen, điều tích cực bao giờ cũng khó thực hiện. Trong khi điều tiêu cực, điều xấu bao giờ cũng dễ lây lan và kết dính.
Những thói quen giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống, chẳng hạn như tập Gym, đọc sách, suy nghĩ tích cực, hay thậm chí là cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày đã quá quen thuộc trong những bài học phát triển bản thân. Nhưng, như một thói quen, điều tích cực bao giờ cũng khó thực hiện. Trong khi điều tiêu cực, điều xấu bao giờ cũng dễ lây lan và kết dính.
Hỏi tôi có thói quen xấu không ư? Tôi có hàng tá. Chẳng hạn như ngủ muộn, dậy muộn, ghét bị ai đó làm phiền khi đang tập trung, v.v… Tuy nhiên những thói quen này không thực sự tác động đến sự thành đạt của bản thân.
Thói quen của người thành đạt là thói quen giúp bạn thành đạt. Còn thói quen không thành đạt chỉ đơn giản là thói quen ngăn cản sự thành đạt của bạn.
Dưới đây là 6 thói quen ngăn cản sự thành công của bạn. Tôi cá rằng nó không có gì lạ lẫm, bởi bạn đã đối mặt với nó quá thường xuyên rồi.
1. Chơi game quên ngày tháng
Sẽ chẳng vấn đề gì khi bạn chơi một vài game mini trên điện thoại, hoặc thậm chí là máy tính. Nhưng nếu bạn chơi game và quên tất cả mọi thứ xung quanh thì đó lại là vấn đề lớn.
Nhiều người thi không đỗ Đại Học chỉ vì game.
Nhiều người bị đuổi khỏi Đại Học cũng chỉ vì nghiện game.
Nhiều người không có bạn gái chỉ vì game.
Nhiều người bị bạn gái đá cũng chỉ vì game.
Không chỉ vậy, game còn khiến cuộc sống của bạn tụt dốc, từ sức khoẻ, tiền bạc, cho đến tinh thần, khả năng giao tiếp, v.v…
Nó lấy đi quá nhiều thứ từ bạn thay cho những gì bạn nhận được.
2. Facebook 24/7
Có thể bạn không đồng ý, nhưng trong mắt tôi Facebook là thứ gì đó đầy tiêu cực. Là nơi cảm xúc đảo lộn. Là nơi ganh ghét và đố kỵ được đẩy lên tầng cao nhất.
Tôi từng theo dõi một anh bạn trên Facebook, anh ta là chuyên gia thương hiệu gì đó. Anh ta nói một ngày làm việc 16 tiếng, luôn cháy hết mình cho công việc. Tuy nhiên tôi để ý mỗi comment chỉ mất chưa đầy 5 giây để anh ta phản hồi lại đầy hứng thú. Vậy bạn có nghĩ 16 tiếng làm việc là có thật?
Tôi có vài người bạn trên Facebook suốt ngày check-in hết danh lam này đến thắng cảnh kia, hết vũ trường này đến bar nọ, hết nơi sang chảnh này đến chốn thần tiên nọ. Cuộc sống của họ thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy cuộc sống của mình thật u tối và tầm thường.
Có một điểm chung giữa những người "nổi tiếng" trên Facebook, là họ rất biết cách để khai thác sự đố kỵ và ganh ghét của người khác. Trong khi những người cố gắng đem cái "REAL" đời thực của mình vào Facebook thì ít được ai quan tâm và để ý.
Facebook chắc chắn lấy đi của bạn nhiều thứ hơn là những gì bạn nhận được.
3. Lười biếng
Nếu học Đại Học, tôi tin rằng 80% bạn đọc ở đây lười học. Một sinh viên trường A. in phao số lượng lớn để bán cho bạn bè. Một sinh viên trường B. tìm cách liên hệ với giảng viên để chạy tiền. Trong khi sinh viên một số trường khác để mặc kỳ thi đến, rồi đến đâu hay đến đó.
Tôi không nói sinh viên chăm học, nhưng nếu là sinh viên lười học thì đa số cũng lười biếng trong các khía cạnh khác. Thời gian chủ yếu của bạn là chơi game, ngủ ngày, rồi tìm gì đó hay hay để chơi trước khi cuối tháng húp mỳ tôm qua ngày.
Tôi không đổ lỗi cho Đại Học. Một hiện tượng không xa lạ là rất nhiều sinh viên khi được hỏi định hướng tương lai sau khi ra trường đều có chung một câu trả lời: "Em không biết. Cứ tốt nghiệp xong đã rồi tính tiếp". Bạn lười biếng trong cả tư duy và sau này lười biếng trong cả sự nghiệp đời mình.
4. Bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền quá sớm
Chuyện một anh sinh viên gây tai nạn phải vay lãi để đền bù cho nạn nhân có thể là chuyện lạ. Nhưng chuyện lãi mẹ đẻ lãi con, cuộc sống trì trệ bị đát thì lại quá ư quen thuộc.
Chuyện một anh sinh viên bỏ học làm đa cấp cũng không còn lạ lẫm. Những người có chí từ sớm sau này ắt sẽ thành công, nhưng tiếc rằng niềm tin của bạn đã đặt sai chỗ, và túi tiền của bạn cũng đặt sai nơi.
Kiếm tiền chưa bao giờ là chuyện đơn giản. Nhìn anh ta kiếm 30 triệu, 40 triệu 1 tháng dễ dàng, nhưng bạn không biết được rằng ở độ tuổi của bạn anh ta chỉ kiếm được 300-400k một tháng. Mọi thứ đều cần thời gian, sức lực, và tâm huyết.
Nếu còn trẻ hãy cứ tiêu tiền đi, vung tiền đi. Đừng tiết kiệm! Bởi khi tiêu tiền bạn mới biết được người khác kiếm tiền như thế nào. Bạn mới biết được người ta tạo ra hệ thống đó bằng cách nào. Chứ đừng rơi vào vòng xoáy của đồng tiền quá sớm, trong khi bản thân còn non nớt chưa đủ kinh nghiệm để đối phó với cuộc đời.
5. Nghiện đọc báo
Đã bao giờ bạn lướt Facebook, nhìn thấy mẩu tin vô cùng shock, bằng mọi giá bạn phải click vào đường link đó bằng được chưa?
Đã bao giờ bạn đọc 10 nội dung từ kết quả tìm kiếm của Google, nhưng rốt cuộc nội dung tất cả đều như 1?
Đã bao giờ bạn ức chế, hoặc thậm chí là cay cú vì tiêu đề lừa đảo người đọc một cách trắng trợn?
Đó chỉ đơn giản là phương diện của người đọc. Nó dễ hiểu. Còn trên phương tiện người viết, người chi phối bạn thì mọi thứ không đơn giản như vậy.
Tôi có thời gian cộng tác cùng một vài site (không tiện nêu tên). Khi đó tôi mới ra trường và hoàn toàn không có nhiều kinh nghiệm về mọi thứ. Nhiệm vụ của tôi luôn là tìm kiếm những từ khóa hot và tạo ra những bài viết dựa trên chúng. Tuy nhiên bọn họ không muốn tạo ra những thứ mới, họ không muốn sáng tạo. Thay vào đó họ muốn tôi copy lại những bài của đối thủ, của tất cả các website khác.
Bởi cùng thời gian như vậy, họ có thể tạo ra được nhiều bài viết hơn. Nhiều bài viết hơn đồng nghĩa với nhiều lượt xem hơn, nhiều người đọc ghé thăm hơn. Quãng thời gian viết đi viết lại những nội dung đó khiến tôi vô cùng nhàm chán. Tôi là người muốn chinh phục thế giới, vậy nên tôi không thể ăn cắp chất xám của người khác mãi như vậy được.
Báo chí trên một phương diện nào đó, họ đang cố gắng điều khiển bạn. Họ đang lôi kéo bạn. Cái họ quan tâm không phải giải quyết vấn đề của người đọc. Cái họ quan tâm là bạn có mặt ở đó, ngồi đọc và click vào quảng cáo.
So sánh bản thân với người khác không hoàn toàn là một điều xấu. Bạn có thể so sánh bản thân mình khi đặt ra câu hỏi: "Tôi là ai, còn anh ấy là ai". Từ đó chúng ta có thể so sánh những điểm tốt của 2 cá thể với nhau, rồi tạo động lực và cảm hứng để làm những điều mới mẻ hơn. Trong khi với các trường hợp còn lại, chúng ta không nên tự so sánh bản thân mình.
Ví dụ bạn so sánh sự ví tiền của mình với người ấy. Nhưng không có nghĩa người ấy giàu hơn bạn hôm nay cũng sẽ giàu hơn bạn ngày mai.
Hay công việc của họ có thể hôm nay tốt hơn bạn nhưng không có nghĩa ngày mai cũng vậy.
Tóm lại, bạn không nên so sánh bản thân mình với người khác nếu đó là những thứ mang tính vật chất hoặc sở hữu. Bởi những thứ này thường xuyên thay đổi và chuyển động, chứ nó không đứng yên một chỗ.
Đó là 6 thói quen khiến bạn không thành công. Hy vọng nó có thể giúp ích cho bạn phần nào.
Nguồn Chinhem, Lai H.
Tin liên quan: CÒN RẤT NHIỀU TIN HAY ĐƯỢC TỔNG HỢP BỞI KETNOITHANHCONG.COM --> hãy serch và khám phá!
0 comments:
Đăng nhận xét