20 thg 11, 2019

Không nhầm lẫn gì hết, đó là một cú đánh, thẳng vào mặt

Vụ thượng úy cảnh sát ném xúc xích, tát vào mặt nhân viên một trạm dừng nghỉ đang được giải thích là “do hai bên hiểu lầm”, đang được xử lý theo hướng “đã ngồi lại, đã xin lỗi, đã giải quyết xong”. Nhưng không có nhầm lẫn gì hết, đó là một cú tát thẳng vào mặt một người vô tội.
Chỉ vì được yêu cầu thanh toán chiếc xúc xích, người thượng úy công an đã hành xử như thế này đây

Vụ thượng úy cảnh sát ném xúc xích, tát vào mặt nhân viên một trạm dừng nghỉ đang được giải thích là “do hai bên hiểu lầm”, đang được xử lý theo hướng “đã ngồi lại, đã xin lỗi, đã giải quyết xong”. Nhưng không có nhầm lẫn gì hết, đó là một cú tát thẳng vào mặt một người vô tội.

Trong cái clip đang được chia sẻ với tốc độ chóng mặt kia, người đàn ông rõ ràng đá ném chiếc xúc xích vào mặt nữ nhân viên. Rõ ràng đã vung tay - không chút nương nhẹ - tát vào mặt một nhân viên khác.

Và nguyên do, chỉ là bởi 2 nhân viên trạm dừng nghỉ này đã đề nghị con trai anh ta thanh toán tiền chiếc xúc xích mà cậu bé đã lấy.

Hiểu lầm gì ở đây?

Nóng giận, mất bình tĩnh, không thể kiểm soát hành vi - để dẫn tới bạo lực - là vì lý do gì?

Hãy thử đặt câu hỏi, trước thanh thiên bạch nhật, có camera ghi hình và cả dư luận xã hội chứng kiến đó còn là hiểu lầm thì liệu nếu không có chiếc camera, không có đoạn clip thì sự thể sẽ là gì? Tung trả lại chiếc xúc xích? Giơ tay vuốt má?- như bao sự việc khác.

Hành vi bạo lực của một cá nhân trong cuộc sống không đại diện cho hình ảnh ngành. Nhưng rõ ràng, đó là cách không thể tệ hơn, làm xấu, làm hư, làm ảnh hưởng đến hình ảnh ngành công an mà biết bao hi sinh, và cả máu - có khi cũng không đủ để đổi lại được.

Bởi trong hành vi bạo lực mang tính chất cá nhân ngoài cuộc sống ấy, người ta thấy rất rõ yếu tố lạm dụng quyền lực.

Nhưng cũng cần phải nói, lý do vẫn còn tồn tại những cú xúc xích bay, những cái tát- thẳng vào mặt người khác, vẫn còn thói côn đồ trong cách hành xử là bởi cách xử lý của chúng ta chưa thể gọi là nghiêm, chưa khiến người dân tâm phục nể phục, chưa thực sự có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa những vi phạm tương tự.


Dân còn chưa quên đâu, vụ việc một nữ đại úy “đại náo sân bay”, chửi bới thô tục, gây rối trị an nhưng rồi cũng chỉ bị đề nghị (chưa có quyết định chính thức) hạ  cấp!

Giữa thái độ phách lối với người dân và cách hành xử thô bạo trong đời sống thật ra có chung căn nguyên. Đó là việc lạm dụng quyền lực. Nó tất yếu nảy sinh khi quyền lực không được kiểm soát. Và khi có lỗi, thì được xử lý nương nhẹ.

Hôm qua, báo chí dẫn lời Công an xã Tân Phú, Thái Nguyên, cho biết là “do hai bên hiểu lầm”, và vụ việc đang được xử lý theo hướng “đã ngồi lại, đã xin lỗi, đã giải quyết xong”. Nhưng không có nhầm lẫn gì hết, đó là một cú tát thẳng vào mặt một công dân vô tội. Và nếu sự vụ này tiếp tục chìm xuồng hay nương nhẹ thì trong tương lai không gì đảm bảo sẽ không tái lặp các vụ việc mà dân đang nhạo báng là “bố đời”, là “mẹ thiên hạ”.

Nguồn Báo Lao Động

0 comments:

Đăng nhận xét