7 thg 12, 2019

3 hành vi thường gặp của kẻ tiểu nhân, nhìn vào là biết ai nên chơi ai nên tránh xa

Chỉ với 3 đặc điểm về hành vi dưới đây, chúng ta có thể tự đánh giá những người xung quanh mình để biết ai là người nên chơi, ai là người nên tránh.

Trong môi trường công sở, có rất nhiều khi chúng ta chưa biết cách nhìn người, phân biệt người tốt, kẻ xấu chưa chuẩn xác. Nếu như không có một đôi mắt tinh tường, rất có thể chúng ta sẽ nhầm lẫn coi tiểu nhân là quý nhân và ngược lại, coi quý nhân là kẻ tiểu nhân. Như thế, chúng ta không chỉ bị tiểu nhân làm hại mà còn làm tổn thương những người tử tế với mình.

Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.

Ngày Tiểu Vương bắt đầu đi làm, công ty anh có một người quản lý lạnh lùng nghiêm khắc và một phó quản lý lúc nào cũng tươi cười nhưng trong lòng lại vô cùng nham hiểm.

Một lần, vì văn bản do Tiểu Vương đánh máy cho người quản lý bị sai mất một chữ, cô bị cấp trên nhắc nhở vài câu. Bản thân anh khi đó đã nghĩ, chẳng qua sai có một chữ, sửa lại là được, đâu cần phải nhiều lời như vậy?

Về sau trong công việc, Tiểu Vương phát hiện quản lý đã giao cả việc của người khác cho anh làm, thậm chí một số công việc vất vả liên quan đến thao tác thực tế không thuộc phạm vi công việc được giao ban đầu cũng phải làm.

Tiểu Vương cảm thấy rất khổ não, không cam tâm, tại sao cấp trên lại có thể giao những việc nặng nhọc đó cho mình? Suy nghĩ đó khiến anh cảm thấy bất mãn với người quản lý.

Trong khi đó, phó quản lý mỗi lần gặp Tiểu Vương đều nói: "Tiểu Vương, cậu vất vả rồi, cậu làm việc xuất sắc lắm."

Nghe những lời nói, Tiểu Vương cảm thấy mát lòng mát dạ đó, anh cảm thấy phó quản lý hiểu mình và đánh giá cao mình.

Cho đến một lần, trong một hạng mục công việc do phó quản lý chịu trách nhiệm lãnh đạo cao nhất, vì quyết sách sai lầm của anh ta mà đánh mất cơ hội, để tránh bị trách phạt, anh ta đã đổ hết mọi sai phạm lên đầu Tiểu Vương.

Đối diện với việc phải xin nghỉ việc, vị quản lý nghiêm khắc lạnh lùng đề nghị giữ Tiểu Vương lại, hi vọng có thể cho anh thêm cơ hội học tập, rèn luyện để nâng cao giá trị bản thân.

Qua sự việc này, Tiểu Vương mới nhận ra trước đây anh đã nhìn nhầm người.

Sự nghiêm khắc của quản lý giúp anh giảm bớt sai sót, việc rèn luyện, cọ sát với công việc giúp anh có thể nhanh chóng nắm bắt được các kỹ năng trong công việc, trong khi đó người phó quản lý với bộ dạng tử tế khiến anh lúc nào cũng tự hào về mình mà không giúp anh học tập và nâng cao giá trị bản thân, gặp vấn đề không chịu trách nhiệm mà còn trốn tránh, đổ vấy cho người khác.

Vậy, nếu muốn nhìn người chính xác, không để xảy ra nhầm lẫn trong việc phân biệt quý nhân và tiểu nhân, chúng ta nên dựa vào những đặc điểm gì?

3 đặc điểm thường thấy trong hành vi của kẻ tiểu nhân


1. Đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. Trong môi trường công sở, khó có thể tránh được việc phát sinh những chuyện xung đột, nhưng chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến đại cục và người khác, đây đích thị là hành vi thường thấy của kẻ tiểu nhân.

2. Bình thường, quan hệ giữa đôi bên vô cùng tốt đẹp, còn anh anh em em, nhưng một khi trong công việc cần giúp đỡ thì những kẻ tiểu nhân sẽ chỉ khoanh tay đứng nhìn, thậm chí đáng sợ hơn còn tranh thủ giậu đổ bìm leo.

3. Tục ngữ có câu: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Những người đem đến cho bạn những năng lượng tiêu cực sẽ ngăn cản, làm cản trở sự tiến bộ của bạn. Đó là những kẻ tiểu nhân.

3 đặc điểm thường thấy trong hành vi của một quý nhân


1. Họ sẽ nhìn thấy điểm tốt của bạn, đồng thời hiểu được những điều bạn còn thiếu sót. Người có tâm thực sự sẽ yêu cầu tương đối nghiêm khắc, giúp bạn không ngừng nâng cao năng lực, bổ sung cho những điểm còn yếu kém.

2. Những người vừa ưu tú vừa có thể thúc đẩy bạn học tập, rèn luyện, tiếp thêm cho bạn ý chí nghị lực, đó nhất định là biểu hiện của một quý nhân.

3. Sau khi đã bồi dưỡng về mặt lý luận, nhận thức còn yêu cầu bạn áp dựng vào thực tế, đồng thời chịu trách nhiệm trước kết quả thực hành của bạn, đó chính là quý nhân trong đời bạn.

Trong công việc, tại nơi làm việc, nếu may mắn được gặp gỡ những người có 3 đặc điểm này, hãy trân trọng họ, trân trọng mối quan hệ giữa bạn và họ!

Nguồn Internet

0 comments:

Đăng nhận xét