20 thg 12, 2019

3 việc vô bổ 'người nghèo chân chính' thường thích làm: Bảo sao lại nghèo bền vững!

Một khi chúng ta nghèo, nghĩa là rất nhiều quyền lợi vủa chúng ta sẽ không có, ít cơ hội hơn và ít lựa chọn hơn.


Nhà văn Long Ứng Đài từng bị con trai đặt câu hỏi: "Mẹ ơi, tại sao con phải đi học?". Tuy nhiên thay vì chửi mắng, trả lời qua quýt cho qua chuyện hay ép buộc con với thái độ hằn hộc như các phụ huynh khác, nữ nhà văn đã đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa, khiến con trai bà liền bật khóc và hứa không bao giờ lặp lại câu hỏi này nữa.

"Mẹ yêu cầu con học tập chăm chỉ không phải chỉ mong muốn con sẽ thành công hơn những người khác, mà vì hi vọng con có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai, tìm được công việc ý nghĩa, đúng với ước mơ mà không cần phải bắt buộc làm những việc nặng nhọc, nguy hiểm.

Nếu con giỏi thì con sẽ có nhiều cơ hội, nắm quyền quyết định điều con muốn. Ngược lại, con không đủ khả năng thì hãy chấp nhận cuộc đời mình bị người khác điều khiển."

Chúng ta đang nỗ lực kiếm tiền từng ngày để đáp ứng các nhu cầu khác nhau và không muốn bị chôn vùi dưới đáy xã hội. Nhưng luôn có một số người không thể kiếm nổi tiền ăn mỗi ngày, họ buộc phải kiếm sống bằng những nghề bị coi là dưới đáy xã hội và họ trở thành "người nghèo" trong miệng người khác.

Tại sao khoảng cách giữa mọi người lại lớn đến như vậy? Ngoại trừ một số yếu tố môi trường, hoàn cảnh gia đình thì bản thân chúng ta là yếu tố quan trọng nhất.

Người thực sự nghèo thường thích 3 điều này:

1. Lãng phí thời gian, không biết cách quản lý thời gian hoặc mất nhiều năm vô ích
"Thời gian là tiền bạc", thời gian lãng phí giống như một hóa đơn tính tiền vô hình và ngày một tăng lên. Những người nghèo luôn thích lãng phí thời gian của họ một cách vô thức.

Thích chần chừ
Hầu hết những người nghèo thích chần chừ trong mọi chuyện. Dù thế nào đi nữa, họ sẽ không vội vàng làm điều đó trước mặt người khác, chỉ khi không còn cách nào khác thì họ mới bắt tay vào làm vì họ coi đó là phương kế cuối cùng. Từ quan điểm của hiệu quả tâm lý, người giàu chủ động làm việc còn người nghèo thì thụ động. Rõ ràng, hai trạng thái là hoàn toàn khác nhau.

Lãng phí thời gian của chính mình
Đối với những người có điều kiện bẩm sinh không mấy tốt như người khác thì thời gian dường như là công cụ duy nhất họ có thể sử dụng để cạnh tranh với người khác. Miễn là bạn có thể nắm bắt hiện tại và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ đạt được thành tựu. Nhưng một số người thích lãng phí thời gian của chính mình và không bao giờ nghĩ về việc cho và nhận. Còn đối với những người đang trở nên nghèo hoặc đã nghèo, lãng phí thời gian đã trở thành thói quen của họ.

2. Cực kì thích xã giao vô ích, ép buộc bản thân vào một vòng tròn không thuộc về bạn
Mạng xã hội là cách để mọi người làm quen và giao tiếp với nhau. Bạn chỉ cần click vào nút add friend, bạn sẽ làm quen được với rất nhiều người trong vài phút. Dần dần, không ít người có được nhiều bạn bè "thêm cho vui" trong danh sách bạn bè.

Như nhà tâm lý học Jung đã nói: "Cô đơn không đến từ bất kỳ ai xung quanh bạn. Lý do thực sự để cảm thấy cô đơn là vì người ta không thể giao tiếp với người khác và không dám chia sẻ những cảm xúc thật của chính mình".

Chúng ta cần xây dựng các mối quan hệ xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta cần kết bạn tràn lan một cách vô ích.

Hầu hết những người nghèo có rất nhiều bạn bè xung quanh họ, nhưng họ lại ít có những người bạn đúng nghĩa. Một người bạn thực sự nên là kiểu người lúc bạn khó khăn hoạn nạn họ sẽ đến giúp đỡ nà không hề kể lể, khi bạn thành công thì họ thực tâm chúc mừng chứ không phải ghen ghét và hãm hại bạn.

Những người nghèo thường dành thời gian của họ trong các nhóm bạn bè nhưng không nói chuyện với ai cả và mối quan hệ này không giúp họ phát triển. Bởi vì mỗi người có một tính cách khác nhau nên rất khó hình thành tình bạn và người nghèo thường không nhận ra điều này.

3. Thích lo lắng, sợ thất bại hoặc không dám cố gắng đạt thành tựu của riêng mình
Hầu hết những người giàu thích suy nghĩ làm sao để thành công trong khi những người nghèo thực sự thích lo lắng. Lo lắng là một thói quen xấu và nó sẽ làm cho một người sụp đổ hoặc thậm chí thấp kém hơn người khác.

Những người nghèo không nghĩ cách làm sao để thay đổi mà trái lại, họ bị vướng vào mâu thuẫn hiện tại, vì vậy họ khiến bản thân thụt lùi so với người khác.

Sự lo lắng này cũng xuất phát từ một tâm lý tiêu cực, khiến người nghèo dễ dàng thu mình lại trong một số vấn đề nan giải hoặc thách thức. Họ nghĩ quá nhiều và họ càng nghĩ lại càng sợ, sợ quá nên không tiếp tục nữa.

Chúng ta không nên bị lo lắng làm nhiễu loạn, cũng không nên bị năng lượng tiêu cực ràng buộc. Do đó, nếu người nghèo muốn thoát khỏi tình trạng hiện tại, tất cả những gì họ phải làm là từng bước thoát khỏi sự lo lắng, đối mặt với vấn đề và suy nghĩ về cách vượt qua từng khó khăn.

So với người giàu, người nghèo dường như thiếu nhiều điều kiện cần thiết, nhưng lý do tại sao người nghèo luôn nghèo là vì họ đã tiếp tục và lặp lại những thói quen như trên.

Nói tóm lại, bạn tập trung vào thứ gì thì tự nhiên bạn sẽ liên tục bị thu hút và ảnh hưởng bởi thứ đó.

Chúng ta phải dám đối mặt với chính mình, nên suy nghĩ hợp lý vả thấu đáo, lập kế hoạch và thay đổi một số thói quen xấu mà chúng ta đang mắc phải. Hãy suy nghĩ: Bạn muốn trở thành kiểu người nào? Sau đó, bạn nên tập trung vào những thứ liên quan đến nó, thay vì đi theo con đường khác và đi chệch hướng.

Nguồn Internet
Tin liên quan:

0 comments:

Đăng nhận xét