KIS cho rằng nhà máy thép Dung Quất đi vào hoạt động sẽ tạo ra cuộc chiến ngắn hạn về thị phần, ảnh hưởng lợi nhuận nhiều doanh nghiệp trong ngành.
Công ty chứng khoán KIS Việt Nam (KIS) vừa đưa ra báo cáo triển vọng ngành thép với quan điểm Dung Quất sẽ thay đổi cuộc chơi thép dài.
KIS ước tính tăng trưởng tiêu thụ thép dài của Việt Nam sẽ giảm xuống chỉ còn 5,5% trong năm 2019, so với mức tăng trưởng mạnh hơn 11,4% và 10,2% trong năm 2017 và 2018. Tiêu thụ yếu hơn đến từ cả thị trường xuất khẩu và trong nước.
Đối với thị trường xuất khẩu, mặc dù Campuchia tăng trưởng mạnh, thị trường Hàn Quốc và Thái Lan sụt giảm nhu cầu giảm làm cho tổng xuất khẩu chỉ tăng 6,5% trong 10T2019, so với mức tăng 34,1% của năm 2017.
Đối với thị trường nội địa chiếm 90% tổng nhu cầu, chính quyền địa phương ở một số thành phố cấp 1 đã tiến hành kiểm tra lại quy trình phê duyệt của nhiều dự án bất động sản và khiến tiêu thụ thép bị chậm lại. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Savills ước tính nguồn cung căn hộ giảm 9% trong năm 2019. Mặc dù tình trạng này có thể duy trì đến cuối năm 2020, KIS cho rằng một số nhà phát triển đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội mới ở các thành phố cấp 2, sẽ thúc đẩy nhu cầu thép. Do đó, KIS ước tính tăng trưởng tiêu thụ thép dài sẽ ổn định ở mức 5,5% vào năm 2020.
Dung Quất – Hòa Phát cạnh tranh thị phần mạnh mẽ
Giai đoạn đầu tiên của dự án Dung Quất, dự kiến hoạt động hoàn toàn từ đầu năm 2020, tăng gấp đôi công suất thép dài của Hòa Phát (HSX: HPG) lên 4,35 triệu tấn mỗi năm. Với nhu cầu thị trường, công suất tăng thêm tương đương với 18% tổng mức tiêu thụ của thị trường, gây ra tình trạng dư cung ngắn hạn. Do đó, sẽ có một cuộc chiến ngắn hạn để giành thị phần, làm tổn hại lợi nhuận của các nhà sản xuất địa phương.
Từ đầu năm đến nay, giá thép của Hòa Phát giảm 10,8%, nhanh hơn các công ty cùng ngành khác như Pomina và VinaKyoei. KIS ước tính rằng Hòa Phát sẽ cung cấp 3,88 triệu tấn vào năm 2020, tăng 1,13 triệu tấn so với năm trước, dẫn đến thị phần đạt 35% từ mức 25% hiện tại.
Kỳ vọng thuế tự vệ được gia hạn
Việt Nam đang áp dụng thuế tự vệ đối với phôi thép nhập khẩu và thép dài từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 3 năm 2020. Nhờ vậy, thép Trung Quốc mất lợi thế về mặt giá cả so với các công ty thép trong nước giúp cho các năm 2016, 2017, 2018 và thậm chí 10T2019 đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể của nhập khẩu thép Trung Quốc.
Sau khi nhận được yêu cầu từ Hòa Phát và Vinasteel - 2 trong số 4 nguyên đơn trong cuộc điều tra thuế tự vệ trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 2605 / QĐ-BCT để điều tra xem có nên gia hạn hay không thuế tự vệ hiện tại vào ngày 22 tháng 8 năm 2019. Trong bối cảnh gia tăng chủ nghĩa bảo hộ toàn cầu và thực tế là Bộ KH & ĐT tích cực thúc đẩy các hoạt động để bảo vệ các nhà sản xuất địa phương trong năm 2019, có khả năng cao chính sách thuế quan này sẽ được gia hạn sau tháng 3 năm 2020.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu thuế tự vệ không được, KIS ước tính rằng áp lực từ nhập khẩu thép của Trung Quốc sẽ không còn cao như trước năm 2016. Việc thu hẹp hàng tồn kho của Trung Quốc và thu hẹp chênh lệch giá giữa thép Trung Quốc và Việt Nam sẽ không khuyến khích các nhà sản xuất Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam.
Nguồn Tri Thức Trẻ
0 comments:
Đăng nhận xét