Định giá công ty hoặc một mã chứng khoán trên sàn dù khó nhưng vẫn dễ hơn định giá tên miền. Đây là sự thật, hiện trên thế giới có ít nhất hơn một chục cách định giá khác nhau và đương nhiên kết quả cũng khác nhau.
Do tính chất của tên miền là duy nhất nên rất khó để có một công thức. Do đó, ngoài những công thức định lượng, các domainer tự đặt ra cho mình các phương pháp định giá tên miền khác nhau. Bạn nên nhớ để một trang web có thể được nhiều người biết đến thì cần 4 yếu tố sau: tên miền, máy chủ hosting, nội dung trang web và quảng cáo.
Nội dung và quảng cáo thì không phải bàn về vấn đề quan trọng của nó, nhưng bạn cũng đừng bỏ qua sức mạnh to lớn của tên miền nhé. Có nhiều phương pháp định giá tên miền cho mình cho dù chúng có thể đúng hoặc sai, nhưng ít ra chúng ta cũng có một phương pháp để có một cái giá khi bán hoặc xác định giá tương lai khi mua.
Nếu như bạn hiểu về giá trị của tên miền nhưng lại không biết giá trị tên miền quy đổi như thế nào. Vậy thông qua bài viết 7 yếu tố giúp bạn có thể biết giá trị thật sự của tên miền mong bạn sẽ tìm ra cho mình giá trị thật sự của tên miền bạn định mua.
8 yếu tố giúp bạn có thể biết giá trị thật sự của tên miền
1. Phương áp ước lượng giá trị gấp 5 lần
Một trong những công thức là tính giá trị của tên miền bằng tiền mà tên miền đó ước tính đem lại trong 1 năm rồi nhân cho 5. Tuy nhiên, với các thống kê riêng của tôi trong thời gian trở lại đây, giá trị này có vẻ không đúng mà thật ra thị trường chấp nhận hơn con số 5 lần rất rất nhiều.
2. Sử dụng công cụ hỗ trợ
Có rất nhiều công cụ cung cấp các thông tin giúp bạn biết giá trị thật sự của tên miền. Thường thì các thông tin mà các công cụ sẽ cung cấp cho các bạn dựa vào hoạt động của người dùng như từ khóa, lượng tìm kiếm, PPC(pay per click: ), độ tuổi, độ tương tác…
Một số công cụ các bạn có thể tìm hiểu như:
Estibot.com
Tuy nhiên, không có gì là chính xác hoàn toàn, do đó bạn cần kết hợp thêm nhiều phương pháp khác để có thể định giá chính xác.
3. So sánh thông lịch sử chủ sở hữu liên quan trong thời gian gần
Bạn có thể sử dụng Archive.org để tìm hiểu về lịch sử liên quan đến tên miền nào đó. Việc cần làm là nhập tên miền muốn giao dịch vào đây và xem rằng đã có giao dịch nào xung quanh tên miền này hay chưa. Ngoài ra trang còn cho phép người dùng chọn các yếu tố như thời gian hoạt động, độ dài của từ khóa,… thông qua đó xác định được giá trị của các tên miền tương đương.
4. Dựa trên lượng search từ khóa, PPC
Sử dụng công cụ Adwords của Google để biết lượng tìm kiếm trên trang là bao nhiêu và PPC chi trả cho mỗi click chuột quảng cáo là bao nhiều. Nếu hai yếu tố này càng cao thì mức độ uy tín cũng như giá trí càng cao.
5. Dựa trên phần đuôi mở rộng của tên miền
Hậu tố cũng là một phần trong giá trị tên miền, thông thường tên miền .com sẽ đắt hơn các tên miền khác. Tiếp đó là .NET, .ORG, .INFO. Là người Việt Nam thì bạn có thể quan tâm đến tên miền .VN, kế đến là .COM.VN.
6. Dựa trên phần tên của tên miền
Độ dài: Tên miền ngắn luôn có giá trị hơn tên miền dài.
VD: domaindepqua.org (12 ký tự) sẽ có giá trị thấp hơn domaindep.org (9 ký tự)
Số từ ghép: Có tổng số bao nhiêu từ ghép thành tên miền đó? Một tên miền tốt là một tên miền có chứa khoảng 2 đến 3 từ, còn một tên miền có đến 4-5 từ ghép lại thường thì giá trị của nó sẽ giảm.
VD: domainmarket.vn (2 từ) có giá trị thấp hơn domain.vn (1 từ)
Các ký hiệu và chữ số và viết tắt: Tên miền có ít ký hiệu, chữ số và viết tắt sẽ có giá trị cao hơn.
VD: 2day.com có giá trị thấp hơn today.com, quatang4u.vn có giá trị thấp hơn quatangketnoi.com
7. Dựa trên thị trường và đối tượng khách hàng
Tên miền có mức giá tỉ lệ thuận với lĩnh vực mà nó hướng đến. Sở hữu những tên miền đánh vào phân khúc lĩnh vực ít cạnh tranh thì giá trị sẽ ít hơn và ngược lại.
Ngoài ra bạn phải biết rằng khách hàng mình sẽ đánh vào là ai, mức độ chịu chi của họ như thế nào, liệu tên miền bạn muốn bán sẽ khiến người ta bỏ ra bao nhiêu tiền? Ví dụ như tên miền liên quan đến điện thoại sẽ phải rẻ hơn tên miền liên quan đến bất động sản. Đơn giản là vì lãi của bất động sản sẽ hơn so với điện thoại do đó người ta cũng sẽ chịu đầu tư hơn. Quy luật này đơn giản quá phải không?
8. Dựa trên kinh nghiệm phán đoán của bản thân
Nếu như bạn đã từng thảo luận hay đã có 1 ít kinh nghiệm buôn bán. Lúc này bạn có thể định giá tên miền gần như chuẩn xác. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu trên báo chí, các phiên đấu giá tên miền, hoặc học hỏi những lão làng trong nghề.
Trên thực tế, tính chất của từng tên miền là độc nhất, duy nhất do đó định giá tên miền là phương pháp cảm tính. Tuy nhiên nếu như tinh tế bạn vẫn có thể kiếm được một vốn khá hời.
Nguồn Tổng Hợp Từ Internet
0 comments:
Đăng nhận xét