20 thg 1, 2020

Người càng thông minh càng ít nói, lặng lẽ mà thấu mọi chuyện mới là khôn ngoan


Người khôn ngoan biết giữ im lặng để quan sát, lắng nghe và chỉ lên tiếng đúng thời điểm cần thiết.

Càng ít nói hơn, càng thông minh hơn

Bốn nhà sư tham gia thiền trong hai tuần. Như một biểu tượng của việc thiền, họ thắp một ngọn nến và bắt đầu. Vào đêm đầu tiên, nến đã tắt.

Vị sư đầu tiên thốt lên: Ôi không, cây nến đã tắt!
Nhà sư thứ hai ngắt lời anh ta: Này, chúng ta không được phép nói chuyện!
Nhà sư thứ ba bực mình: Tại sao hai người phải phá vỡ sự im lặng quý giá của chúng ta?
Vị sư thứ tư bắt đầu cười lớn: Tôi là người duy nhất không nói.

Tất cả các nhà sư đã bị thất bại bởi một chi tiết nhỏ đến mức họ không thể ngậm miệng được. Họ cho phép mọi thứ xung quanh chiếm đoạt tâm trí của họ ngay từ cơ hội đầu tiên. Thay vì kiềm chế suy nghĩ của mình họ lại bộc lộ nó ra, mỗi người trong số họ đều có thể làm một việc để cải thiện tình hình: Thắp lại ngọn nến, tiếp tục thiền định, giữ bình tĩnh, tận hưởng sự thành công.

Tôi tự hỏi nếu có tu sĩ thứ năm khôn ngoan hơn thì sẽ làm gì. Tôi nghĩ anh ta sẽ im lặng và tiếp tục thiền. Nó đã đủ để chỉ cho tất cả những người khác biết họ đã sai ở đâu - mà không cần nói một từ nào.

Bạn càng nói nhiều, bạn càng có khả năng nói nhiều điều ngu ngốc. Bạn càng ít nói, bạn càng có thể lắng nghe. Lắng nghe giúp bạn học được nhiều hơn. 

Khi bạn giữ im lặng, bạn có thể quan sát những gì đang diễn ra và tìm thời điểm thích hợp để lên tiếng. Hãy chắc chắn rằng những gì bạn nói không có vấn đề. Nếu bạn không thể, hãy lắng nghe và học hỏi.

Bạn càng ít nói, lắng nghe nhiều, bạn càng trở nên thông minh hơn. Và, có lẽ không hoàn toàn ngẫu nhiên, người càng thông minh hơn, càng ít nói.

Nếu bạn không thể nhìn thấy nó, hãy coi như nó không có ở đó


Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu về nơi làm việc hiện đại, kết luận rằng các nhân viên bị phân tâm khỏi công việc của họ trung bình cứ sau 3 phút 5 giây.

Trong 5 năm gần đây, tôi đã sử dụng một cách đơn giản để chống lại điều này. Bất cứ khi nào tôi muốn đạt được sự tập trung sâu, tôi sẽ đặt điện thoại ở một nơi nào đó mà tôi không thể nhìn thấy nó. Xa mặt cách lòng. Nó thực sự đơn giản.

Chúng ta nghĩ rằng con người rất phức tạp vì các tương tác xã hội, nhưng khi nói đến những nhận thức cơ bản, chúng ta vẫn là những loài sinh vật đơn giản. Chúng ta muốn thấy mọi thứ trước khi chúng ta tin chúng - và nếu chúng ta không thể nhìn thấy thứ gì đó, thì dường như nó không tồn tại.

Nếu bạn thấy điện thoại của mình, 100% là bạn sẽ lấy nó, đơn giản vì nó đang ở đó. Nhưng nếu nó không ở đó, bạn sẽ không lấy nó và tập trung vào nhiệm vụ. Tập trung là khả năng tự nhiên, ta chỉ cần thiết lập cho mình một môi trường phù hợp. Hãy bắt đầu bằng cách di chuyển điện thoại của bạn, tôi đảm bảo với bạn, nó sẽ rất hiệu quả.

Bạn là người quyết định kết quả công việc của bạn


Một vài năm trước, tin tức về một người đàn ông ở thủ đô Dhaka, Bangladesh đã làm mưa làm gió. Ông được coi là người có công việc tồi tệ nhất thế giới. Người đàn ông ấy đắm mình trong nước thải, trần truồng từ thắt lưng trở lên. Không kính bảo hộ, không găng tay, không đồ bảo hộ gì. Chỉ được giữ bởi một cây gậy mà đồng nghiệp của anh ta dùng để kéo anh ta ra ngoài sau khi anh ta hoàn thành. Công việc của người đàn ông này là đào bới chất thải của khoảng 14 triệu người. Theo đúng nghĩa đen, anh ta thậm chí còn không thể mở miệng phàn nàn.

Đồng thời, cũng một người khác, đang ngồi trên chiếc bàn có thể điều chỉnh theo độ cao trong văn phòng của mình, cầm một tách cà phê 3 USD và nghĩ rằng: Công việc của tôi rất khó khăn, tôi không thích nó. Tại sao tôi phải có một ông chủ và tại sao văn bản cứ liên tục đổ lên đầu tôi?

Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ lớn. Nhưng ngay bây giờ, công việc của bạn vẫn là công việc của bạn. Đừng phàn nàn, đừng mơ mộng và đừng lo lắng về những gì có thể xảy đến vào ngày mai. Hãy nhìn vào những niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống của bạn để thấy được sự hạnh phúc mà bạn đang có. 

Hai năm trước, tôi đã dành 12 ngày 15 giờ để xem các công thức kế toán cho một kì thi, tôi ghét kế toán. Nhưng tại thời điểm đó, đó là công việc của tôi. Thật tuyệt vời, tôi vẫn còn thức ăn ngon, nhiều cà phê, tiếp cận với tất cả âm nhạc trên thế giới, và một chiếc giường ấm áp và thoải mái mỗi đêm. Người đó trong cống? Tôi cá là anh ấy hầu như không có được một trong những thứ này ngay cả ngày tốt nhất trong năm.

Hãy giảm những mong muốn của bạn xuống mức tối thiểu và sau đó bạn sẽ nhận ra: Thì ra điều này cũng không tệ lắm, trên thực tế nó khá truyền cảm hứng.

Trao cho người khác niềm tin


Tất cả chúng ta đều biết những mối quan hệ quý giá nhất sẽ phai nhạt khi chúng ta già đi. Bạn có thói quen của bạn, họ có của họ. Và, đột nhiên, một năm trôi qua mà không liên lạc.

Thông thường, ta thường nghĩ mình sẽ gặp rủi ro lớn khi bắt đầu quay lại nói chuyện với họ. Tôi có một người bạn, cô ấy kể cho tôi về cuộc trò chuyện với người bạn cũ của cô ấy sau một thời gian dài không liên lạc. 

Lúc đầu, họ nói chuyện một cách miễn cưỡng, cậu dạo này thế nào, tôi ổn,... Nhưng sau đó, bạn tôi nói, tôi không chắc là tôi hạnh phúc với công việc của mình. Đột nhiên, bạn của cô ấy cũng mở ra, bày tỏ tất cả các mối quan tâm về công việc, và cuộc trò chuyện đã chuyển sang một hướng hoàn toàn khác. Khi nói về vấn đề này, bạn tôi nói: “Tôi nghĩ tất cả những gì bạn tôi cần đó là sự tin tưởng.”

Khi ta đưa tay ra với họ - họ cũng vậy! Tất cả chúng ta đều không muốn mình là người bắt đầu trước. Chúng ta sợ hãi và không chắc chắn rằng chúng ta sẽ không gặp rủi ro. Nhưng đó cũng là do chúng ta không mạo hiểm để rồi không nhận được gì.

Cuộc sống của chúng ta luôn xoay quanh sự nghiệp, các tương tác xã hội và hạnh phúc cá nhân. Rủi ro chúng ta gặp phải khi làm những việc này là nhỏ và chúng hầu như không bao giờ nguy hiểm. Tin tưởng người khác là một rủi ro nhỏ lớn. Vì vậy, người ta thường chấp nhận rủi ro nhỏ hơn! 

Tất cả chúng ta đều có những vấn đề lớn trong tâm trí. Nhưng hãy mở lòng, cho người khác một cơ hội chia sẻ, phá vỡ những bức tường giữa bạn với những người khác, tôi chắc rằng bạn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy số niềm tin mà mình nhận được. 

Theo Nhịp sống kinh tế

0 comments:

Đăng nhận xét