Kết thúc phiên 27/2, chứng khoán Mỹ chứng kiến đà lao dốc mạnh khi nhà đầu tư lo ngại virus corona có thể lây lan với quy mô rộng ở Mỹ. Một loạt cảnh báo của các công ty và nhà phân tích về sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến các chỉ số lớn rơi vào vùng điều chỉnh.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm mạnh 1.190,95 điểm, tương đương 4,4%, đóng cửa ở mức 25.766,64 điểm. S&P 500 mất 4,4% xuống 2.978,76 điểm, trong khi Nasdaq Composite sụt 4,6% còn 8,566,48 điểm. Theo đó, Dow Jones ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ tháng 2/2018. Nasdaq và S&P 500 có đà giảm trong một ngày mạnh nhất kể từ tháng 8/2011.
Đây cũng là mức giảm trong 1 phiên lớn nhất từ trước đến nay đối với Dow Jones, thậm chí rớt điểm mạnh hơn mức 1.031 điểm hôm thứ Hai. S&P 500 cũng lần đầu tiên đóng cửa dưới mức 3.000 điểm kể từ tháng 10 năm ngoái. Đà lao dốc mạnh đã kéo 3 chỉ số lớn rơi vào vùng điều chỉnh - giảm hơn 10% so với mức đỉnh thiết lập gần đây.
Hiện tại, Dow Jones thấp hơn mức cao nhất mọi thời đại 12%. Hơn nữa, Dow Jones và S&P 500 cũng đang trên đà ghi nhận diễn biến hàng tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2006, Dow Jones giảm hơn 11% trong tuần và S&P 500 mất 10,8% khi kết thúc phiên này.
Tối hôm 26/2, CDC đã xác nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Mỹ, không rõ nguồn gốc lây lan. Điều này cho thấy dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng ở quốc gia này. Theo CDC, bệnh nhân này không có tiền sử du lịch và tiếp xúc với đối tượng khiến ông này có nguy cơ nhiễm bệnh. Hôm qua, Thống đốc bang California - Gavin Newsom, cho biết bang này đang theo dõi 8.400 người về nguy cơ nhiễm bệnh.
Apple, Intel và Exxon Mobil là một trong những cổ phiếu Dow hoạt động kém nhất vào thứ năm, giảm ít nhất 6% mỗi cổ phiếu. AMD và Nvidia lần lượt giảm 7,3% và 5,6%.
Sau một loạt thông tin tiêu cực, cổ phiếu Apple, Intel và Exxon Mobil là một trong những mã có diễn biến tồi tệ nhất trong Dow Jones, giảm ít nhất 6% mỗi mã. AMD và Nvidia lần lượt mất 7,3% và 5,6%. American Airlines rớt 7,7%, United Airlines sụt 2,4%. Las Vegas Sands và MGM Resorts giảm lần lượt 1,3% và 4,5%.
Hôm 27/2, Tổng thống Donald Trump đã nỗ lực xoa dịu sự lo ngại về khả năng bùng phát của Covid-19 ở Mỹ, ông phát biểu tại Nhà Trắng rằng nguy cơ nhiễm virus corona đối với người ở Mỹ vẫn là rất thấp, nhưng cho biết thêm chính phủ sẽ sẵn sàng chi tiêu để thực hiện những biện pháp phù hợp. Ông cũng chỉ định Phó Tổng thống Mike Pence sẽ phụ trách bộ phận ứng phó với virus corona và trấn an rằng thị trường sẽ sớm phục hồi.
Tuy nhiên, lo ngại về sự lây lan của virus corona sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã khiến nhà đầu tư phớt lờ lời trấn an của ông Trump, khi số ca nhiễm bệnh ở bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là Hàn Quốc và Italy, tăng lên nhanh chóng.
Hôm qua, Microsoft cho biết công ty sẽ không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng doanh thu đối với một lĩnh vực quan trọng. Công ty này cho biết chuỗi cung ứng hoạt động trở lại với tốc độ chậm hơn dự kiến, khiến họ cắt giảm dự báo doanh thu đối với lĩnh vực điện toán đám mây- chiếm 36% tổng doanh thu của công ty trong quý trước. Theo đó, cổ phiếu Microsoft mất 7,1%.
Theo David Davidin - chiến lược gia trưởng của Goldman Sachs, các công ty Mỹ sẽ không ghi nhận đà tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2020. Ông cho biết: "Dự báo lợi nhuận giảm của chúng tôi phản ánh sự suy giảm nghiêm trọng đối với hoạt động kinh tế của Trung Quốc trong quý I. Nhu cầu của các nhà xuất khẩu Mỹ đi xuống, chuỗi cung ứng gián đoạn, hoạt động kinh tế Mỹ chậm lại và sự bất ổn trong kinh doanh tăng cao."
Theo đó, lợi suất trái suất kho bạc 10 năm điểm giảm còn 1,25% chạm mức thấp kỷ lục. Lợi suất trái phiếu 30 năm cũng đang giao dịch ở mức thấp nhất mọi thời đại.
Theo Trí thức trẻ
Tin liên quan:
0 comments:
Đăng nhận xét