Ai cũng sẽ có những ngày tồi tệ ở công ty, nhưng nếu bạn sợ thức dậy mỗi sáng, không thấy vui khi tụ tập với đồng nghiệp, vấn đề của bạn nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm: 10 tín hiệu cho biết bạn nên tìm việc mới ngay lập tức
Amy Morin, tác giả cuốn "13 Things Mentally Strong People Don't Do" (13 điều người có tinh thần thép không làm) cho rằng, môi trường làm việc căng thẳng có thể gây mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm.
Cảm thấy chán nản về công việc của mình khiến bạn rơi vào vòng xoáy suy nghĩ, hành xử tiêu cực và càng thấy tồi tệ.
Theo bà, dưới đây là 11 dấu hiệu cho thấy công việc hiện tại đang phá hỏng cuộc sống của bạn:
1. Không ngừng nghĩ về công việc
Buổi tối và ngày nghỉ là khoảng thời gian cho trí óc thư giãn. Vì thế, nếu bạn về nhà mà vẫn day dứt về cuộc họp không thành công hay đủ thứ lý do khiến mình không muốn thức dậy làm việc vào sáng hôm sau, điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Nghĩ ngợi quá nhiều là nguồn gốc của trầm cảm, khiến bạn không thể tận hưởng khoảng thời gian hiếm hoi ngoài giờ làm việc.
Có thể bạn quan tâm: Chán ghét công việc hiện tại nhưng vẫn muốn có sự nghiệp thành công, đây chính xác là 5 điều bạn cần thực hiện!
2. Phàn nàn về công việc
Nếu thực sự không hạnh phúc và thỏa mãn với công việc, bạn sẽ bắt đầu dành thời gian và sức lực để than phiền với tất cả mọi người. Có thể ngay lúc đó bạn thấy thoải mái khi "xả" ra được, nhưng thực chất bạn đang tự làm suy yếu tinh thần của mình và sẽ càng cảm thấy khổ sở.
Có thể bạn quan tâm: 5 Dấu Hiệu Đã Đến Lúc Bạn Nên Nghỉ Việc
3. Không còn thấy vui khi tụ tập với đồng nghiệp
Ai cũng cần khoảng thời gian riêng, nhưng nó không có nghĩa bạn nên tách mình ra khỏi xã hội. Nếu công việc đang khiến bạn kiệt sức, bạn sẽ có xu hướng từ chối mọi cơ hội giao lưu với bên ngoài bởi giao tiếp với mọi người làm bạn thấy mệt mỏi. Biểu hiện có thể là bạn chọn cách về nhà ăn trưa hay dùng bữa ngay tại bàn làm việc thay vì phòng ăn chung.
Có thể bạn quan tâm: 15 dấu hiệu chứng tỏ bạn là “cái gai trong mắt đồng nghiệp”: Đọc ngay để không bị cô lập chốn công sở
4. Suy nghĩ về công việc tiêu cực thái quá
Khi bạn chán nản, những suy nghĩ tiêu cực sẽ bắt đầu xuất hiện, như: "Mình sẽ không đời nào được thăng chức" hay "Mình sẽ chỉ luôn bị sếp rầy la". Những suy nghĩ vô căn cứ như vậy sẽ chỉ khiến tâm trạng bạn thêm u ám mà thôi.
Có thể bạn quan tâm: Nhân viên liên tục dứt áo ra đi, văn hóa công ty liệu có vấn đề?
5. Bạn bỏ qua những điều tốt trong công việc
Khi đang buồn rầu, bạn sẽ nhìn mọi thứ theo chiều hướng tiêu cực. Bạn sẽ chỉ tập trung vào những điều không hay, nhỏ nhặt, và bỏ qua hết những điều tốt đẹp còn lại.
Có thể bạn quan tâm LÀM GÌ KHI CẢM THẤY TUYỆT VỌNG?
6. Sức khỏe suy nhược
Trầm cảm không chỉ tác động tới tâm lý mà còn cả thể chất của bạn. Một vài người có thể gặp triệu chứng như đau dạ dày, đau đầu và những vấn đề khác. Ngoài ra, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng cũng khiến sức đề kháng suy yếu và dễ nhiễm bệnh.
Có thể bạn quan tâm: Đây chính là những giai đoạn chị em dễ bị trầm cảm nhất trong cuộc đời của mình, không kiểm soát tốt có thể dẫn đến tự tử
7. Không muốn ra khỏi giường vào buổi sáng
Nếu công việc đang khiến bạn thấy khổ sở, bạn sẽ không muốn ra khỏi giường để đi làm. Thật khó để bắt đầu ngày mới khi bạn sợ hãi những gì đang chờ đợi mình.
Có thể bạn quan tâm: 6 thói quen xấu triệt tiêu sự thành công
8. Hay cáu kỉnh
Khi buồn chán, tính kiên nhẫn của bạn sẽ dần biến mất. Bạn dễ dàng nổi cáu với đồng nghiệp chỉ vì họ để chuông điện thoại hay hỏi bạn điều gì đó.
Có thể bạn quan tâm: 3 bước chế ngự sự nóng giận
9. Xin nghỉ ốm chỉ để được ở nhà
Nếu công việc là căn nguyên của mọi vấn đề về tinh thần và thể chất, rõ ràng bạn sẽ muốn tránh xa nó bằng mọi giá.
Có thể bạn quan tâm: Phận làm SẾP ốm thì uống thuốc và gồng mình chiến đấu tiếp, là NHÂN VIÊN hãy đồng cảm hơn với sếp của bạn – đó cũng là cách "tích đức" cho chính mình
10. Không còn quan tâm tới hiệu suất công việc
Hay trì hoãn, thiếu tập trung, làm việc cẩu thả là những dấu hiệu bạn đã không còn hứng thú với công việc hiện tại. Chúng sẽ khiến những dự đoán tiêu cực về công việc của bạn trở thành hiện thực. Bạn thậm chí còn có thể bị giáng chức hay sa thải.
Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng quản lý thời gian thực chất đang vắt kiệt sức lao động của bạn?
11. Nỗi buồn tối chủ nhật
Nếu công việc đang khiến bạn khổ sở, nỗi sợ hãi thậm chí sẽ bắt đầu từ chiều chủ nhật, khi mà thứ hai đang tới gần. Bạn sẽ thấy lo lắng, áp lực hoặc chỉ đơn giản là buồn bã khi nghĩ tới tuần làm việc mới.
Có thể bạn quan tâm: Đừng chỉ làm việc như một chú ong cần mẫn
Nguồn Internet
0 comments:
Đăng nhận xét