Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đổ lỗi cho Bắc Kinh trong việc công bố thiếu minh bạch mức độ thực sự của Covid-19 xảy ra tại Trung Quốc, nơi xuất hiện những ca nhiễm đầu tiên. Trong khi đó, Trung Quốc đã đáp trả rằng, Mỹ cũng có thể là nguồn gốc thực sự của đại dịch này.
Nghi kỵ nhau
Theo PGS. James Crabtree, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), quan hệ Mỹ - Trung hiện đang ở thời điểm tồi tệ nhất kể từ năm 1970, và việc đổ lỗi cho nhau làm cho mối quan hệ hai nước ngày càng căng thẳng.
Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, chính quyền Trung Quốc đã không chia sẻ đầy đủ thông tin sớm hơn về đợt bùng phát dịch lần đầu ở Vũ Hán. Theo đó, chính quyền ông Trump đã có thể hành động nhanh hơn.
Trong tháng 4, cơ quan tình báo Mỹ đã báo cáo với Nhà Trắng rằng Trung Quốc báo cáo sai sót số ca nhiễm và ca tử vong của nước này.
Trung Quốc đã báo cáo 83.849 trường hợp nhiễm Covid-19 theo dữ liệu mới nhất Đại học Johns Hopkins. Con số này thấp hơn nhiều so với 787.960 số ca nhiễm được xác nhận tại Mỹ, nơi có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
Về phía Trung Quốc, Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, quân đội Mỹ có thể là nguyên nhân gây ra bùng phát dịch ở Vũ Hán.
“Nguồn lây bệnh F0 ở Mỹ bắt đầu từ đâu? Có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh? Tên của các bệnh viện đó là gì? Có thể chính quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Hãy minh bạch, công khai dữ liệu. Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích”, ông Triệu đã đăng một tweet vào ngày 12/3.
Theo James Crabtree, mối quan hệ bất đồng và sự thiếu hợp tác giữa 2 quốc gia Mỹ - Trung là một trở ngại trong cuộc chiến chống lại đại dịch.
“Điều này hoàn toàn làm suy yếu bất kỳ nỗ lực nào trong việc đưa ra giải pháp mang tính quốc tế, cho dù đó là mặt sức khỏe hay về mặt kinh tế. Mọi thứ trở nên khó khăn hơn bởi thực tế Mỹ và Trung không hợp tác với nhau”, ông nói.
Những dịch bệnh trước đó trong quá khứ, cả hai quốc gia đã hợp tác với nhau, trong đó việc chia sẻ thông tin là phần quan trọng nhất trong việc giải quyết những đại dịch này.
Mặt khác, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Anh cũng đang căng thẳng. Dominic Raab, Bộ trưởng Ngoại giao Anh nói rằng, nước Anh không thể trở lại hoạt động kinh doanh như bình thường với Trung Quốc sau hậu quả của đại dịch.
Thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung sẽ ra sao
Sau cuộc chiến tranh thương mại kéo dài hơn 1 năm đã tác động tiêu cực đến thị trường tài chính toàn cầu, Washington và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được chờ đợi từ lâu vào tháng 1/2020. Sau đó, các trường hợp đầu tiên nhiễm Covid-19 được báo cáo ở Trung Quốc trước khi lan rộng ra toàn cầu.
Đã có cuộc trao đổi rằng, hai cường quốc kinh tế sẽ bắt đầu tiến tới một thỏa thuận giai đoạn hai. Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ nói rằng, nhiều mức thuế sẽ được giảm trong giai đoạn đó.
“Hiện tại, tôi nghĩ rằng chúng ta đang cách rất xa để đạt được thỏa thuận trong giai đoạn hai. Có thể sẽ có một số yếu tố bị trì hoãn trong giai đoạn một và nhiều năm nữa, thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có thể bắt đầu lại từ đầu”, ông Steven Mnuchin nói.
Nguồn TNCK
0 comments:
Đăng nhận xét