Trong những ngày gần đây, các công ty chứng khoán CTCK đã lần lượt công bố báo cáo tài chính quý 1. Liên tiếp các báo cáo lỗ được công bố với nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động tự doanh.
CTCK Bảo Minh (BMS) là một trong những CTCK đầu tiên báo lỗ trong mùa báo cáo tài chính quý 1/2020. Trong quý này, BMS chịu lỗ gần 38 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là vì khoản lỗ tài sản chính ghi nhận theo lãi/lỗ (FVTPL) tăng mạnh hơn 83% so với cùng kỳ năm trước lên hơn 98 tỷ đồng (chủ yếu là do đánh giá lại tài sản). Trong khi đó, lãi từ tài sản FVTPL giảm tới hơn 22% về còn 57 tỷ đồng. Không có nguồn thu đáng kể từ mảng cho vay margin cũng như môi giới chứng khoán, BMS chấp nhận báo lỗ.
Kết quả kinh doanh của BMS quý 1/2020.
Nguồn: BCTC quý 1/2020 của BMS
Tiếp sau đó, lần lượt các CTCK công bố báo cáo tài chính với kết quả lỗ lớn từ hoạt động tự doanh, tương tự BMS.
CTCK Bảo Việt (BVS) ghi nhận lãi tài sản FVTPL giảm tới hơn 55% về còn hơn 14 tỷ đồng. Lỗ tài sản FVTPL trong kỳ gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước, lên tới gần 54 tỷ đồng trong quý 1/2020 (Công ty ghi nhận lỗ từ bán tài sản FVTPL hơn 21.1 tỷ đồng, lỗ từ đánh giá lại tài sản FVTPL 32.6 tỷ đồng).
Mặt khác, doanh thu môi giới của Công ty sụt giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm trước về còn 25 tỷ đồng.
Trong kỳ, Công ty ghi nhận doanh thu từ mảng cho vay margin tăng so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng không đủ đề bù đắp thua lỗ từ tự doanh và giảm sụt doanh thu môi giới. Kết quả, Công ty báo lỗ gần 23.6 tỷ đồng, đây là quý đầu tiên Công ty báo lỗ kể từ năm 2012.
Kết quả kinh doanh của BVS quý 1/2020
Nguồn: BCTC quý 1/2020 của BVS
Đối với CTCK ACB (ACBS) và CTCK Rồng Việt (VDS), hai công ty này ghi nhận kết quả sụt giảm ở các 3 mảng là tự doanh (chủ yếu là do đánh giá lại tài sản FVTPL), môi giới và cho vay margin. Tuy nhiên tự doanh vẫn là mảng gây ra “cú đòn chí mạng”.
Cụ thể, ACBS ghi nhận lãi từ tài sản FVTPL giảm tới hơn 80% so với cùng kỳ, ở mức hơn 5 tỷ đồng. Lỗ từ tài sản FVTPL gấp hơn 3 lần cùng kỳ, chiếm gần 63.6 tỷ đồng. Quý 1, ACBS báo lỗ gần 31 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 30 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của ACBS quý 1/2020
Nguồn: BCTC quý 1/2020 của ACBS
Về phần VDS, Công ty ghi nhận lãi từ tài sản FVTPL gần 3 tỷ đồng trong khi lỗ từ tài sản FVTPL lên tới gần 106 tỷ đồng. Kết hợp với doanh thu môi giới và lãi cho vay, phải thu giảm nhẹ, VDS báo lỗ hơn 88 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi hơn 21 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh của VDS quý 1/2020
Nguồn: BCTC quý 1/2020 của VDS
Một CTCK cũng báo lỗ liên quan tới tự doanh là CTCK Everest (EVS). Mặc dù ghi nhận lãi từ tài sản FVTPL gấp hơn 5.5 lần so quý 1 năm trước nhưng với khoản lỗ tài sản tài chính lên tới gần 73 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần cùng kỳ, CTCK này vẫn phải báo lỗ hơn 11 tỷ đồng trong quý 1.
Kết quả kinh doanh của EVS quý 1/2020
Nguồn: BCTC quý 1/2020 của EVS
Điểm chung trong phần giải trình kết quả của các CTCK kể trên đều là diễn biến của thị trường chứng khoán trong quý 1/2020: thị trường chứng khoán do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Chỉ số chính trên thị trường VN-Index và HNX-Index đồng loạt giảm sụt mạnh (lần lượt giảm 31.3% và 9.3%). Giá trị cổ phiếu sụt giảm khiến các CTCK phải đánh giá giảm các tài sản tài chính hoặc cắt lỗ đối với danh mục tự doanh.
Tới cuối quý 1/2020, danh mục tự doanh của VDS ghi nhận lỗ từ các khoản đầu tư vào DIG (hơn 59 tỷ đồng), ACB (hơn 13.2 tỷ đồng), GEX (hơn 11.4 tỷ đồng), VPB (7.6 tỷ đồng)…
EVS cắt lỗ gần 40 tỷ đồng đối với danh mục nắm giữ trong quý 1, chủ yếu là các cổ phiếu GEX (lỗ 23.1 tỷ đồng), MSN (lỗ 9.1 tỷ đồng)
Trong khi đó, trường hợp của CTCK FPT (FPTS) lại có phần khác biệt. Công ty này báo lỗ gần 87.5 tỷ đồng trong quý 1. Chủ yếu là do đánh giá lại các tài sản tài chính (chủ yếu là khoản đầu tư vào MSH) dẫn tới phải ghi lãi tài sản FVTPL âm hơn 133.6 tỷ đồng. Trong quý 1, FPTS không ghi nhận lỗ tài sản tài chính FVTPL đáng kể.
Kết quả kinh doanh của FPTS quý 1/2020
Nguồn: BCTC quý 1/2020 của FPTS
Nguồn vietstock.vn
0 comments:
Đăng nhận xét