Trước đó, trong lần làm việc cuối cùng với 138 nhà cung cấp việc, đại diện Leflair đã tuyên bố sẽ phá sản. Tuy nhiên, quá trình giãn cách xã hội nhằm ứng phó dịch Covid-19 đã trì hoãn quá trình phá sản của Leflair. Hiện, Gautier cho biết tòa án địa phương sẽ chỉ định một người thanh lý trong vài tuần tới.
Diễn biến mới nhất liên quan đến vụ trang TMĐT Leflair bị tố ôm công nợ của 500 nhà cung cấp, 1 trong 2 cựu sáng lập đã chính thức lên tiếng về những ràng buộc với đơn vị cũ cũng như bày tỏ quan điểm liên quan đến việc trúng tuyển vị trí cấp cao tại Maison.
Leflair đã nộp đơn xin phá sản sau khi đóng cửa doanh nghiệp địa phương vào đầu năm nay, Loric Gautier - 1 trong 2 đồng sáng lập khẳng định, theo nguồn tin từ DealStreetAsia.
Vị này cũng nói thêm, cá nhân 1 trong 2 cựu sáng lập này sẽ không được ban điều hành Leflair cũng như Tòa án (nơi thụ lý và giám sát quá trình phá sản của Leflair) cho phép cung cấp những tài sản cho Maison.
Đồng thời, Gautier cũng đáp lại quan điểm từ nhà cung cấp liên quan đến việc sẽ đầu quân cho Maison: "Mối quan hệ giữa chúng tôi với Maison, cũng như sự hợp tác trong tương lai giữa 2 bên hoàn toàn không liên quan gì đến tài sản của Leflair. Việc tuyển dụng chỉ dựa trên chuyên môn và kỹ năng cá nhân của chúng tôi".
Trước đó, trong lần làm việc cuối cùng với 138 nhà cung cấp việc, đại diện Leflair đã tuyên bố sẽ phá sản. Tuy nhiên, quá trình giãn cách xã hội nhằm ứng phó dịch Covid-19 đã trì hoãn quá trình phá sản của Leflair. Hiện, Gautier cho biết tòa án địa phương sẽ chỉ định một người thanh lý trong vài tuần tới.
Về phía 500 nhà cung cấp, đại diện cho rằng Maison tuyển dụng cựu sáng lập Leflair chưa giải quyết công nợ là một quyết định không đúng đắn, và có khả năng có mục đích riêng. Chưa kể, Loric Gautier và Pierre-Antoine Brun hiện còn đang bị tố cáo đến các cơ quan chức năng để điều tra nghi vấn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của 500 nhà cung cấp khi tuyên bố nộp đơn phá sản vì không có khả năng trả nợ hơn 50 tỷ đồng.
"Thực tế chứng minh là tất cả các sản TMĐT tại Việt Nam đang lỗ hoặc đã phải đóng cửa vì họ phải tốn rất nhiều tiền tích lũy dữ liệu khách hàng và xây dựng nền tảng công nghệ phục vụ việc vận hành. Maison Online đã được giới thiệu một thời gian nhưng việc vận hành có vấn đề với mức độ hài lòng của khách hàng thấp là 2,5/5 điểm. Chỉ có thể đi đường tắt thì Maison Group mới nhanh chóng vực được hoạt động của kênh e-commerce này.
Trong lúc đó, Loric Gautier và Pierre-Antoine Brun đang có trong tay dữ liệu khách hàng được đánh giá là chất lượng nhất và nền tảng công nghệ vận hành được nâng cấp trước khi phải đóng cửa", nghi vấn được đưa ra bởi đại diện các nhà cung cấp cho hay.
Phản hồi lại nghi vấn từ các nhà cung cấp, đại diện Maison cho biết: "Maison không tuyển dụng 2 nhân sự này theo dạng hợp đồng lao động, mà là theo hình thức tư vấn. Việc hợp tác giữa Maison và 2 cá nhân là hợp đồng dịch vụ rất bình thường, và không trái pháp luật. Việc xây dựng chức danh cho các nhân sự trong quá trình tư vấn cũng là việc rất nội bộ của Công ty, nhằm mục đích cho các nhân sự phối hợp với nhau trong công việc. Thêm vào đó, trách nhiệm giải quyết công nợ của của Leflair đối với các Nhà cung cấp của Công ty này là do Công ty Leflair đứng ra giải quyết, chứ không phải cá nhân của 2 nhân sự này".
Công ty Maison không hợp tác với Công ty Leflair mà là đang sử dụng dịch vụ tư vấn của các cá nhân, đại diện Maison nhấn mạnh.
Liên quan đến việc Maison là một trong các nhà cung cấp thuộc danh sách có công nợ với Leflair, vị này khẳng định Maison và Leflair đã hoàn tất các nghĩa vụ với nhau, hiện 2 bên không còn công nợ từ cuối 2019.
Hiện, các nhà cung cấp việc đã gửi đơn thư tố cáo Leflair có hành vi chiếm đoạt tài sản, và được Cục CSĐT tội phạm, Cục Lãnh sự, Tòa án Nhân dân Tp.HCM và Công an Tp.HCM thông báo xác nhận đã tiếp nhận.
Ngoài ra, liên quan đến cá nhân 2 cựu sáng lập, phía các nhà cung cấp Việt cũng đã có thư gửi trình bày sự việc lên Tổng Lãnh Sự Pháp tại Tp.HCM.
Nguồn Tri Thức Trẻ
Tin liên quan:
0 comments:
Đăng nhận xét