Đồng thời thiết lập các giải pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Khảo sát mới đây, với các lãnh đạo tài chính toàn cầu về Covid-19 của PwC đã chỉ ra, dưới ảnh hưởng của đại dịch, 85% các lãnh đạo doanh nghiệp đều cho rằng, doanh thu / lợi nhuận trong năm nay sẽ sụt giảm .
Dù vậy, 76% các CFO dự định thay đổi các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn nơi làm việc. Phần lớn các CFO tự tin rằng doanh nghiệp có thể thiết lập môi trường làm việc tốt cho nhân viên.
Ông Hoàng Hùng, Phó Tổng Giám đốc, kiêm Lãnh đạo khối doanh nghiệp tư nhân PwC Việt Nam, đánh giá: Nhờ Chính phủ Việt Nam thực hiện rất tốt các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 mà từ cuối tháng 4/2020 Việt Nam đã bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Nhưng các doanh nghiệp không nên chủ quan và cần thực hiện các giải pháp thích nghi với hoạt động của giai đoạn “bình thường mới".
Ứng phó với đại dịch Covid-19 và hậu quả từ đại dịch đã và sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp hiện nay. Theo PwC, chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp.
PwC khuyến khích doanh nghiệp đánh giá 4 lĩnh vực sau trước khi đưa lực lượng lao động trở lại làm việc: Sức khỏe và an toàn; Loại hình công việc; Tài chính (Chi phí, doanh thu) và nhu cầu của nhân viên.
Đối với vấn đề sức khỏe và an toàn, PwC cho rằng, doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các chỉ thị của Chính phủ và những quy định về sức khỏe-an toàn và môi trường (HSE). Làm sao đảm bảo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, thiết lập các quy định về sử dụng thiết bị chung và không gian làm việc. Ngoài ra, doanh nghiệp cần xem xét các phương thức y tế phù hợp như một phần của quá trình trở lại hoạt động (ví dụ kiểm tra thân nhiệt). Thường xuyên kiểm tra môi trường, sức khỏe, an toàn và các ứng biến khẩn cấp.
Đối với loại hình việc làm, doanh nghiệp có thể xác định tính chất công việc (chính/phụ, cần tương tác hay không, sử dụng máy móc/thiết bị ra sao), hiểu rõ những công việc có thể xảy ra rủi ro để từ đó đánh giá, điều chỉnh, tổ chức lại..
Trong câu chuyện tài chính thời hậu Covid-19, doanh nghiệp cần hiểu rõ các chi phí phát sinh, các khoản tiết kiệm được khi nhân viên trở lại làm việc. Xác định và duy trì các nguồn doanh thu đến từ sản phẩm/dịch vụ mới. Lập kế hoạch thay đổi nhu cầu kinh doanh đặc thù..
Doanh nghiệp cần đánh giá thái độ nhân viên về vấn đề sức khỏe, an toàn vệ sinh, nắm bắt hoàn cảnh cá nhân..., bởi tất cả đều có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Doanh nghiệp cũng cần xem xét lại hiệu quả của làm việc từ xa và các công cụ hỗ trợ.
Qua khảo sát mới đây với gần 900 giám đốc tài chính, PwC nhận thấy, 76% doanh nghiệp đã triển khai các biện pháp tăng cường an toàn lao động như đeo khẩu trang, cung cấp xét nghiệm...; 65% doanh nghiệp tái cơ cấu nơi làm việc để phù hợp với yêu cầu dãn cách xã hội; 52% công ty tiến hành chia sẻ, phân việc để giảm tiếp xúc. Khoảng một nửa doanh nghiệp cho phép nhân viên làm việc từ xa. Các công ty cũng chú ý gia tăng tự động hóa và các hình thức làm việc mới cũng như có cách thức để hỗ trợ theo dõi vị trí, liên lạc với người lao động.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển tiếp cũng hết sức quan trọng. Ví dụ, trong vận hành, doanh nghiệp nên xây dựng lịch làm việc tại chỗ theo tuần, theo ngày căn cứ trên dự báo công việc. Doanh nghiệp cũng nên thiết lập giờ làm việc ở từng địa điểm, xác định các vai trò công việc. Thiết lập lịch trình quay trở lại làm việc ở cấp độ nhân viên, xem xét an ninh mạng như một điều thiết yếu cho làm việc từ xa; Thành lập đội quản lý sự cố, công cụ và quy trình hỗ trợ.
Nguồn NCĐT
Tin liên quan:
0 comments:
Đăng nhận xét