5 thg 5, 2020

Xây dựng mối quan hệ chốn công sở: Hé lộ những tuyệt chiêu để trở thành người sếp tuyệt vời trong mắt cấp dưới

Ai cũng muốn trở thành sếp tốt, chẳng ai lại muốn bị nhân viên đánh giá là sếp tồi bao giờ. Tất nhiên, để trở thành một người sếp tốt, được mọi nhân viên yêu quý là không dễ. Nhưng đó cũng không phải là điều không thể.

1. Giao tiếp hiệu quả
Giao tiếp hiệu quả là một trong những nguyên tắc đầu tiên nếu bạn muốn trở thành một người sếp tốt trong mắt nhân viên. Bạn cần phải biết nhân viên của bạn đang cần gì và muốn gì.

Đừng trở thành một trong những người sếp khiến nhân viên cảm thấy như họ đang làm phiền khi họ có thắc mắc cần bạn giải đáp. Thay vì xem nó như một vấn đề cần giải quyết, hãy coi nó như một cơ hội để thể hiện cho nhân viên biết được rằng bạn mong muốn giúp đỡ họ, và công ty là một nơi xứng đáng để cống hiến. Đừng bao giờ xem nhẹ hoặc bỏ qua những vấn đề của nhân viên bạn, và luôn đảm bảo rằng bạn luôn trả lời đầy đủ những câu hỏi của họ.

Hãy luôn nhắc nhở mọi người rằng nếu họ có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, thì bạn luôn sẵn sàng lắng nghe. Duy trì một kênh giao tiếp mở sẽ giúp bạn nhận biết được các vấn đề một cách nhanh chóng, và có thể giải quyết nó nhanh nhất có thể. Ngoài ra, đừng khiến mọi sự tương tác với nhân viên chỉ đơn thuần là công việc. Hãy hỏi thăm sứ khỏe của họ, trò chuyện với họ về bản thân, và thiết lập một sự liên kết cá nhân.

2. Khen ngợi nhân viên của bạn
Một nhà quản lý thành công rất giỏi về nhận diện điểm mạnh của nhân viên và thỉnh thoảng khen ngợi họ. Đó là bởi vì nhà quản lý giỏi biết rằng hạnh phúc sẽ giúp nhân viên làm việc có hiệu suất cao hơn. Cố gắng khen ngợi những điểm mạnh của nhân viên một cách công cộng hoặc cá nhân. Lời khen, giống như một sự công nhận năng lực, nó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới tinh thân và mang lại cho nhân viên của bạn sự tự tin vào chính mình

3. Giữ bản thân ở những tiêu chuẩn cao nhất
Chúng ta đều biết kiểu sếp mà lúc nào cũng chỉ biết la lối hoặc phàn nàn càu nhàu khi ai đó phạm lỗi, nhưng lại bỏ qua khi họ mắc lỗi. Đừng trở thành kiểu người như vậy. Lý tưởng nhất là hãy nghiêm khắc với bản thân nhiều hơn những nhân viên khác. Điều này có thể tạo ảnh hưởng tích cực. Nhân viên sẽ thấy các mục tiêu và tiêu chuẩn mà bạn đặt ra cho bản thân và muốn noi gương bạn một khi họ đã tôn trọng bạn.

4. Đừng giành công lao của nhân viên
Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn là kiểu sếp giành lấy ý tưởng của người khác và biến nó thành của mình? Bạn đã gửi đi thông điệp rằng bạn chỉ quan tâm đến hình ảnh của bản thân và sẵn sàng lạnh lùng hy sinh người khác để tiến thân. Đây không phải là hình tượng tốt, và chắc chắn nó sẽ không tạo động lực cho nhân viên cấp dưới của bạn làm việc chăm chỉ hơn.

Nếu như bạn làm việc tốt và là một nhà quản lý hiệu quả, bạn không cần phải lo lắng về sự vinh quang của bản thân. Người khác sẽ nhận biết được những việc bạn làm. Quan trọng hơn nữa, họ sẽ cảm thấy ấn tượng khi bạn tạo nên động lực cho nhân viên, biết khiêm tốn, và nhường đường cho mọi người.

Hãy để những công lao của chính họ được ghi nhận. Điều này sẽ tạo động lực giúp nhân viên của bạn theo đuổi sự thành công. Một nhà quản lý thành công giống như một người chỉ huy dàn nhạc sao cho từng nốt nhạc hòa quyện vào nhau, tạo nên bài nhạc hay nhất. Một nhạc trưởng giỏi sẽ hướng dẫn bằng cách làm mẫu và không cố tình chơi trội.

Nguồn Nhịp Sống Kinh Tế

0 comments:

Đăng nhận xét