Tuần giao dịch vừa qua thể nói là tuần giao dịch buồn tẻ nhất kể từ khi VN-Index quay trở lại mốc 900 điểm và điều chỉnh.
Đây cũng là tuần điều chỉnh thứ 4 trong 1 xu hướng điều chỉnh lớn của thị trường tính từ ngày 11/6/2020.
VN-Index tiếp tục vận động men khu vực kháng cự quan trọng 860 – 875 điểm với thanh khoản không nổi trội thậm chí áp lực bán ra lại có xu hướng mạnh hơn ở một số phiên đặc biệt phiên cuối tuần 17/7.
Điều này đang phản ánh một điều, thị trường chưa thể sớm hồi phục tăng điểm mà trái lại có phần tiêu cực trong bối cảnh VN-Index nhiều khả năng điều chỉnh thêm 1 – 2 tuần.
Thực tế đang cho thấy rủi ro địa chính trị vẫn đang hiện hữu trên toàn thế giới chưa kể đến tình hình tại Việt Nam vẫn còn những tồn tại và những khó khăn. Kinh tế vĩ mô quý III có thể khởi sắc hơn so với quý II nhưng còn xa mới được gọi là giai đoạn “phục hồi giai đoạn hậu Covid”.
Nếu các đối tác lớn trên thế giới, các nước đang có những giao thương, quan hệ thương mại với Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19 thì có lẽ khả năng kinh tế cũng ta vẫn chỉ trông cậy vào nỗ lực hoạt động đầu tư công, giải ngân các dự án lớn trong nước với kỳ vọng 700.000 tỷ đồng sẽ phần nào được đi vào đúng nơi đúng chỗ.
Hơn nữa, một số tín hiệu phục hồi từ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, dệt may, da giầy cũng khiến chúng ta tự tin hơn về quý III với tác chỉ tiêu kinh tế được cải thiện.
Nhưng dù nói thế nào đi nữa, mọi thứ vẫn còn những góc khuất, đầu tư công vẫn diễn ra chậm rãi, sự linh hoạt còn thiếu ở một số giai đoạn và chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm nếu muốn nền kinh tế phục hồi nhanh.
Tất nhiên, các yếu tố ngoại cảnh là khách quan nhưng vận mệnh đất nước, sự bật dậy sau thảm họa có thành công và vượt được qua nghịch cảnh hay không lại phụ thuộc chính vào chính chúng ta.
Quay trở lại TTCK Việt Nam tuần giao dịch vừa qua, diễn biến thị trường đang phản ánh điều chúng ta đang lo ngại về triển vọng thị trường.
Giai đoạn điều chỉnh chưa kết thúc, thông tin tiêu cực nhiều hơn đang ảnh hưởng mạnh đến tâm lý các nhà đầu tư và khiến dòng tiền lớn vẫn đang đứng ngoài thị trường quan sát.
Cho dù câu chuyện cổ tức và tình hình kết quả kinh doanh quý II hay những cổ phiếu có câu chuyện riêng đang khiến một số doanh nghiệp thu hút được lực cầu mua lên rất tốt như SSI, HSG, GTN, CTD, CTR, PVB…, nhưng vẫn không thể phủ nhận phần tối vẫn đang còn bao trùm ở nhiều cổ phiếu còn lại.
Đại đa số các cổ phiếu trên 3 sàn vẫn đang tích cực điều chỉnh chưa kể đến các nhà đầu tư ngoại vẫn đang đẩy mạnh bán ròng trong 2 tuần trở lại đây. Điều này cũng sẽ khiến thị trường chung sẽ vẫn điều chỉnh đi ngang chưa muốn nói là có thể điều chỉnh kiểu sideway down 3 – 5 hoặc thậm chí 8% trong các phiên tiếp theo.
Điểm tích cực có lẽ đến từ các nhóm cổ phiếu ngân hàng, dịch vụ tài chính, dệt may, điện như BID, VPB, SSI, TCM, NT2….
Thị trường cho dù tiếp tục điều chỉnh trong tuần tới quanh giải 860 – 880 điểm nhưng không có nghĩa là không có cơ hội gì cho các nhà đầu tư hay kể cả các nhà đầu tư ưa thích giao dịch ngắn hạn.
Cơ hội đến từ số ít các cổ phiếu đang có kết quả kinh doanh khởi sắc hay có chính sách trả cổ tức tốt.
Chọn cổ phiếu bây giờ sẽ quan trọng hơn là việc dự báo thị trường đi đâu về đâu nhất là trong bối cảnh nhiều khó khăn vẫn còn tồn tại.
Nguồn TNCK
0 comments:
Đăng nhận xét